Tại hội thảo, ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, cho biết tiềm năng nuôi trồng thủy sản biển ở nước ta rất lớn với gần 250.000 ha, trong khi đó diện tích nuôi trồng hiện nay chỉ đạt 40.000 ha. Đáng chú ý, nghề nuôi cá biển đối mặt nhiều rủi ro khi sản lượng sụt giảm từ 34.413 tấn (năm 2012) còn 30.550 tấn (năm 2015).
Theo ông Khôi, việc nuôi trồng hải sản thiếu quy hoạch, trình độ kỹ thuật, sản xuất kém, gây ô nhiễm môi trường, phát triển thiếu bền vững. Bên cạnh đó, quá trình phát triển kinh tế - xã hội khiến môi trường ven biển ngày càng bị ô nhiễm. Điều này khiến thời gian qua hải sản nuôi trồng ven bờ chết liên tục tại Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên… làm người nuôi điêu đứng.
Ông Nguyễn Quang Huy, Viện phó Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, cho rằng dịch bệnh thường xuyên xảy ra ở các vùng biển ô nhiễm môi trường, mật độ ô lồng cao. Ngoài ra, sự cố môi trường Formosa từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế vừa qua sẽ khiến chất lượng, sản lượng nuôi trồng thủy sản biển ở đây giảm.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Tự Trọng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hải Phòng, cho rằng các mối nguy hại từ các KCN, hoạt động xây dựng, du lịch… đã đe dọa nghề nuôi thủy sản. Như ở đảo Cát Bà, đây là điểm nuôi trồng lớn với trên 500 lồng, sắp tới phải giảm xuống còn trên 100 lồng.
Ông Phạm Đức Phương, quản lý trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp tại vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, cho biết viện đầu tư 12 tỉ đồng xây dựng trại nuôi biển quy mô sản xuất 200-300 tấn/năm với công nghệ lồng bè bằng nhựa của Na Uy. Hệ thống này có khả năng chịu sóng gió, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm. Tại Khánh Hòa thời gian qua hải sản nuôi chết hàng loạt ở rất nhiều nơi nhưng trại nuôi này nuôi rất xa bờ nên không bị ảnh hưởng. Tuy vậy, chi phí khá cao, để áp dụng công nghệ mới này thực sự cần sự hỗ trợ, chính sách của Chính phủ.
Thêm hơn 50 tỉ đồng giải quyết sự cố Formosa
Quảng Trị tạm cấp hơn 200 tỉ đồng bồi thường
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định bổ sung khoản kinh phí trên cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của ngân sách trung ương năm 2016 để thực hiện nhiệm vụ giải quyết sự cố môi trường tại miền Trung.
Ngày 11-11, UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định về việc tạm cấp hơn 200 tỉ đồng từ nguồn kinh phí trung ương hỗ trợ có mục đích để các địa phương bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển thực hiện bồi thường cho người dân.
Theo đó, toàn tỉnh có hơn 2.600 tàu thuyền, gần 5.000 lao động khai thác biển, 830 ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, 16.000 người lao động mất thu nhập do sự cố trên.
T.Dũng - C.Điền
Bình luận (0)