Số tiền mà NH trích lập được lấy từ lợi nhuận; cổ tức chi trả cho cổ đông cũng được trích từ lợi nhuận. Điều đáng nói, NH Nhà nước lại khống chế tỉ lệ chia cổ tức để các NH thương mại giữ lại lợi nhuận nhằm nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ xấu... là biện pháp không phát xuất từ “gốc rễ” trích lập dự phòng rủi ro.
Lãnh đạo một số NH cho rằng Thanh tra NH Nhà nước có vẻ như bối rối trước con số nợ xấu do các NH thương mại báo cáo. Ví dụ, NH báo cáo nợ xấu là 150.000 tỉ đồng song NH Nhà nước cho rằng con số nợ xấu thực tế cao hơn nhiều dẫn đến khó xác định NH trích lập đủ dự phòng rủi ro hay không.
Mặt khác, năm 2014 và 2015, các NH đã và tiếp tục bán cho VAMC hàng trăm ngàn tỉ đồng nợ xấu, đồng thời trong năm 2015 và 2016, các NH phải trích lập dự phòng 20% cho số nợ đã bán. Tính ra, số tiền mà các NH phải trích lập lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng. Đây là lý do cốt lõi khiến NH Nhà nước yêu cầu các NH giữ lại lợi nhuận, hạn chế chia cổ tức để phòng hờ cho việc trích lập đủ dự phòng rủi ro trong thời gian tới.
Nhiều chuyên gia tài chính khuyến nghị NH Nhà nước nên đưa ra biện pháp giám sát hiệu quả, mạnh tay chế tài đối với NH trích lập dự phòng không đầy đủ sẽ thuyết phục hơn so với giải pháp tình thế là hạn chế tỉ lệ chia cổ tức để NH có đủ tiền trích lập dự phòng rủi ro.
Bình luận (0)