xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải đề cao công khai, minh bạch

Tô Hà thực hiện

Theo TS Lê Đăng Doanh, đã sử dụng tiền của Nhà nước, sử dụng vốn của dân thì phải có trách nhiệm giải trình về việc sử dụng đồng vốn ấy hiệu quả thế nào

. Phóng viên: Ông đánh giá vai trò, hiệu quả hoạt động của các tập đoàn thế nào trong bối cảnh hiện nay?

 
img
- TS Lê Đăng Doanh:
Vấn đề chung của các tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay là sở hữu chưa rõ ràng, giám sát chưa chặt chẽ, công khai minh bạch kém nên thanh tra, kiểm toán phát hiện rất nhiều sai phạm. Nhưng muốn đánh giá chính xác, phải xem xét cụ thể từng tập đoàn.
 
Chẳng hạn, tình hình của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) thì khác vì vừa qua, giá dầu tăng nhiều. Chúng ta định giá kế hoạch thấp, trong năm giá dầu tăng cao nên số tiền để lại cho PVN từ xuất khẩu dầu khí rất lớn.
 
Các tập đoàn viễn thông có sự cạnh tranh trong điện thoại di động cũng khá hơn. Còn lại một số tập đoàn như ta đã thấy có liên quan đến đất đai, tài nguyên được ưu đãi quá đáng, nay đang đưa đến hiện tượng đáng lo ngại.
 
Nếu nói về Tập đoàn Điện lực VN (EVN) và Vinashin thì rõ ràng đều đã không hoàn thành nhiệm vụ. Không đủ điện nói gì đến bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
 
Vinashin thì hiệu quả hoạt động kém, mất cả người lẫn của. Vai trò “là công cụ điều tiết kinh tế” đã không được thực tế chứng minh. Một doanh nghiệp (DN) vi phạm lỗi nho nhỏ, chúng ta đã săm soi nhưng “ông” tập đoàn không hoàn thành nhiệm vụ, gây tác hại rất lớn như thế  thì phải biết nhìn thẳng vào sự thật.
 
. Ông muốn nói đến trách nhiệm của  người đứng đầu?
 
- Đúng vậy. Ngay cả chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản VN (TKV) bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm điểm, được cho nghỉ hưu nhưng trách nhiệm cá nhân vẫn chưa được làm rõ.
 
Ở đây có thước đo khác nhau giữa tập đoàn lớn và các DN. Nên để các DN Nhà nước cạnh tranh một cách bình đẳng; phải từng bước tiến hành cổ phần hóa và yêu cầu họ phải cạnh tranh giảm bớt vị thế độc quyền, giảm thị phần, giảm tỉ trọng nắm giữ trên thương trường.
 
. Ít ra là từ ngày 1-7, các DN Nhà nước chưa kịp cổ phần hóa đều đã chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Điều này có tạo sự thay đổi lớn không, thưa ông?
 
- Đấy là một tiến bộ, sẽ không còn luật riêng cho DN Nhà nước, họ phải tuân thủ theo Luật DN. Nhưng chỉ là sự thay đổi về hình thức. Sau chuyển đổi, DN này hoạt động như thế nào trong cơ chế thị trường, cạnh tranh như thế nào, giám sát hoạt động ra sao còn phải bàn thêm.
 
Cũng chưa có cơ sở để kết luận độc quyền sẽ giảm vì thị phần và vị thế của họ trên thị trường không có gì thay đổi. Phải kiên trì giảm độc quyền trong các DN Nhà nước, đề cao Luật Cạnh tranh, đề cao công khai minh bạch. Trong kinh tế học có trách nhiệm giải trình; tức là anh sử dụng tiền của Nhà nước, sử dụng vốn của dân phải có trách nhiệm giải trình về việc sử dụng đồng vốn để xem hiệu quả thế nào.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo