xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Phẫu thuật" việc Vinamed bán cổ phần Mediplast

Bài và ảnh: Thy Thơ

Thanh tra Chính phủ ngày 22-3 đã công bố quyết định thanh tra quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty Thiết bị y tế Việt Nam - CTCP (Vinamed); việc thoái vốn nhà nước và sáp nhập Công ty CP Nhựa y tế (Mediplast) vào Vinamed

Trước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Thanh tra Chính phủ (TTCP) làm rõ quá trình cổ phần hóa Vinamed, bán vốn nhà nước, nhận sáp nhập Mediplast, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2018.

Giá trị cổ phần Mediplast bị chuyển thành vốn điều lệ Vinamed

Theo quyết định trên, TTCP sẽ tiến hành thanh tra từ thời điểm Vinamed cổ phần hóa và khi sáp nhập Mediplast vào Vinamed.

Phẫu thuật việc Vinamed bán cổ phần Mediplast - Ảnh 1.

Việc sáp nhập Mediplast vào Vinamed gây nghi ngờ, làm thất thoát vốn nhà nước tại doanh nghiệp này

Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, xét báo cáo của Bộ Y tế về phản ánh, kiến nghị của bà Lê Thị Minh Châu - đại diện nhóm cổ đông Mediplast - cuối tháng 2-2018, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã giao TTCP thanh tra quá trình cổ phần hóa Vinamed; việc thoái vốn nhà nước tại Mediplast, sáp nhập Mediplast vào Vinamed.

Trước đó, tháng 10-2017, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng đã yêu cầu Bộ Y tế kiểm tra, làm rõ phản ánh, kiến nghị về một số nội dung liên quan đến việc thoái vốn nhà nước, sáp nhập Mediplast vào Vinamed. Đến tháng 11-2017, báo cáo của Bộ Y tế gửi Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho thấy Vinamed được Chính phủ phê duyệt cổ phần hóa năm 2015. Trong quá trình cổ phần hóa, Vinamed nắm giữ 792.700 cổ phần tại Mediplast (tương đương 48,04% vốn điều lệ của Mediplast). Khi Vinamed hoàn tất cổ phần hóa thì số cổ phần Mediplast đã được định giá, tính vào giá trị doanh nghiệp (DN), chuyển thành vốn điều lệ của Vinamed.

Về việc bà Lê Thị Minh Châu phản ánh Vinamed bán 750.000 cổ phần Mediplast không theo phương thức đấu giá, Thứ tưởng Bộ Y tế - ông Nguyễn Viết Tiến - cho biết đây là khoản đầu tư của Vinamed. Do đó, theo quy định của Luật DN, khi Vinamed là một công ty cổ phần thì có thẩm quyền bán tài sản (cổ phần Mediplast) có giá trị dưới 35% tổng tài sản của công ty được ghi nhận trong báo cáo tài chính gần nhất. Mặt khác, do giá trị của số cổ phần Mediplast đã được đưa vào vốn điều lệ Vinamed nên việc Vinamed bán cổ phần nắm giữ tại Mediplast không thuộc phạm vi quy định của Nghị định 91/2015 là bán vốn nhà nước phải thực hiện theo phương thức đấu giá công khai.

Nguy cơ thất thoát tài sản công

Thế nhưng, các cổ đông Mediplast lại cho rằng do nhà nước nắm giữ 20% vốn điều lệ Vinamed nên 750.000 cổ phần Mediplast (tương ứng 45,5% vốn điều lệ Mediplast) mà Vinamed nắm giữ tương ứng 9,1% vốn nhà nước. Vì thế, việc Vinamed bán cổ phần Mediplast phải tuân thủ các quy định về quản lý vốn và sử dụng vốn nhà nước.

"Vinamed bán cổ phần Mediplast tức đã bán phần vốn của nhà nước nhưng không thẩm định giá, đấu giá công khai… có thể dẫn đến định giá thấp tài sản nhà nước, tiềm ẩn cá nhân trục lợi, gây thất thoát tài sản công" - bà Lê Thị Minh Châu lo ngại.

Theo luật sư Nguyễn Huy An (Văn phòng Luật sư Huy An, Hà Nội), do Vinamed có 20% vốn nhà nước, đồng thời sở hữu tương ứng 9,1% vốn nhà nước tại Mediplast nên mọi hoạt động chuyển nhượng cổ phần Mediplast phải tuân thủ các quy định, chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền (TTCP, Bộ Tài chính, Bộ Y tế…) thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.

Theo đó, khoản 7, điều 5, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật 69/2014/QH13) quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN phải minh bạch. Như thế, Vinamed bán 9,1% vốn nhà nước tại Mediplast mà không công khai thẩm định giá và tiến hành đấu giá là có dấu hiệu vi phạm Luật 69/2014/QH13 và Nghị định 91/2015 - bán vốn nhà nước phải thực hiện theo phương thức đấu giá công khai..

Luật sư Nguyễn Huy An đánh giá Vinamed và Mediplast là công ty đại chúng nên bên mua cổ phiếu Mediplast từ Vinamed phải thực hiện nghĩa vụ chào mua công khai. Bởi lẽ, theo quy định tại mục a, khoản 1 điều 32 Luật Chứng khoán, các trường hợp phải chào mua công khai là mua cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng...

"Để bảo toàn, phát triển vốn nhà nước, người đại diện vốn nhà nước tại DN cần chủ động báo cáo, xin phép cơ quan đại diện chủ sở hữu, kiên quyết yêu cầu và giám sát DN thực hiện khâu thẩm định giá, đấu giá công khai khi bán cổ phần nhà nước "- luật sư Nguyễn Huy An khuyến cáo. 

Thâu tóm chớp nhoáng

Vinamed chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 1-2017 với số vốn điều lệ 88 tỉ đồng. Đến ngày 26-5-2017, đại hội cổ đông thường niên của Vinamed thông qua phương án "thâu tóm" Mediplast. Cùng ngày, đại hội cổ đông bất thường của Mediplast cũng thông qua phương án sáp nhập Mediplast vào Vinamed. Theo đó, các cổ đông nắm giữ 1 cổ phần Mediplast được chuyển đổi thành 3 cổ phần Vinamed. Sau sáp nhập, Vinamed dự kiến phát hành thêm 3.768.900 cổ phần (tương đương số vốn điều lệ tăng thêm là 37,68 tỉ đồng) để hoán đổi cổ phần Mediplast sang cổ phần Vinamed.

Sáp nhập đúng luật (?)

Theo ông Trịnh Văn Mạo, Tổng Giám đốc Vinamed, để sáp nhập Mediplast vào Vinamed, pháp luật quy định đại hội cổ đông của Vinamed lẫn Mediplast phải biểu quyết thông qua với tỉ lệ tối thiểu 65%. Do nhận thấy sự cấp thiết và lợi ích của việc sáp nhập nên tháng 4-2017, có đến 81,4% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội cổ đông Mediplast và 79,55% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội cổ đông Vinamed đồng ý sáp nhập. Như vậy, việc sáp nhập Mediplast vào Vinamed là đúng luật.

Trong khi đó, bà Lê Thị Minh Châu hoài nghi bên mua 45,5% vốn điều lệ Mediplast là một nhóm cổ đông lớn của Vinamed. Từ đó, họ trở thành các nhóm cổ đông lớn nắm quyền chi phối cả hai công ty, quyết định thông qua phương án sáp nhập Mediplast vào Vinamed.

Một phó chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho rằng nếu các nhóm cổ đông cùng nắm giữ số lượng lớn cổ phần của cả hai công ty có sự đồng thuận thì việc xác định giá trị DN, giá trị cổ phần, biểu quyết phương án sáp nhập… sẽ do các nhóm cổ đông này quyết định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo