xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quá nhiều thứ ngáng chân chứng khoán

Bài và ảnh: SƠN NHUNG

Phải đổi mới chính sách, nhất quán thị trường thì chứng khoán mới có thể phát triển nhanh, bền vững

Cần phải “mở neo” và làm nhiều việc hơn nữa để thu hút nhà đầu tư (NĐT), đồng thời có giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán (TTCK) là nội dung được các diễn giả trao đổi tại hội thảo “Vai trò của TTCK đối với nền kinh tế” do Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) và Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) tổ chức ngày 15-5.

Lớn nhưng còn hạn chế

Nhấn mạnh vai trò của TTCK 15 năm qua, TS Nguyễn Thành Long, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước, cho rằng các doanh nghiệp (DN) thông qua sàn đã tăng vốn 18-20 lần so với thời điểm mới niêm yết. Không chỉ khơi thông dòng vốn trong nước mà tăng trưởng vốn đầu tư của khối ngoại cũng đáng kể, ngay cả giai đoạn kinh tế khó khăn.

Năm 2009, tổng giá trị danh mục NĐT nước ngoài là 6,34 tỉ USD thì đến năm 2014 đã tăng lên 13,5 tỉ USD. Đặc biệt, TTCK hỗ trợ rất lớn đối với hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (NH) bởi thông qua TTCK, các NH đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển. Quy mô thị trường có thời điểm chiếm 40% GDP cả nước.

Nhà đầu tư cần chính sách thông thoáng, hành lang pháp lý rõ ràng để họ yên tâm đầu tư
Nhà đầu tư cần chính sách thông thoáng, hành lang pháp lý rõ ràng để họ yên tâm đầu tư

Theo ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch HoSE, TTCK còn góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các DN nhà nước, thực hiện 2 trong 3 nội dung trụ cột của chương trình tái cấu trúc là tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc DN nhà nước. Tính từ cuộc đấu giá cổ phần DN nhà nước đầu tiên vào năm 2005 được tổ chức tại HoSE, đến nay đã có hơn 350 DN thực hiện bán đấu giá thành công, thu về hơn 70.000 tỉ đồng cho ngân sách.

Thừa nhận vai trò quan trọng của TTCK đối với nền kinh tế nhưng TS Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, cho rằng vốn dài hạn huy động qua chứng khoán còn rất hạn chế. Chưa kể phần lớn vốn đầu tư vào thị trường là vốn ngắn hạn, vốn vay từ NH, nếu không khắc phục về lâu dài sẽ rủi ro không chỉ cho TTCK mà cho cả hệ thống NH.

“Thị trường có phát triển lành mạnh hay không phải bảo đảm tính minh bạch, giải pháp hoàn chỉnh và tuân thủ 4 thông số quan trọng là chính sách bảo vệ nhà đầu tư (NĐT); chính sách xử lý phá sản; tiếp cận vốn và chỉ số thực thi pháp luật...” - ông Ngoạn nói.

Cần “mở neo” cho thị trường

TS Huỳnh Thế Du (Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright) hình dung TTCK hiện nay giống như “ghe chạy trong ao”, vấn đề trục trặc cơ bản là ở chính sách, trong đó phần lớn là do cổ phần hóa DN nhà nước. “Nhà nước phải tách khỏi vai trò của một nhà đầu cơ lớn và đẩy vốn ra cho NĐT bên ngoài. Nếu dùng dằng, không nhất quán về tư tưởng sẽ làm thị trường nghẽn lại như cái phễu” - TS Huỳnh Thế Du nêu rõ.

Theo TS Trần Du Lịch, nhà nước muốn tạo điều kiện cho TTCK phát triển thì phải dẹp những cái nào làm ức chế, cản trở sự phát triển của thị trường. Nhà nước chỉ đóng vai trò làm bà đỡ, tạo sân chơi công bằng cho các NĐT, khi đó thị trường mới phát triển bền vững được.

Dưới góc độ thành viên thị trường, bà Josephine Yei, Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Saigonbank Berjaya, cho rằng nói đến TTCK là nói đến cung - cầu nhưng hiện nay, tỉ lệ cổ phiếu lưu hành của DN lớn trên sàn chứng khoán, nhất là DN có vốn nhà nước vừa cổ phần hóa rất thấp, chỉ 10%-15%, thì không thể thu hút được NĐT.

“Việt Nam hãy nhìn vào một số nước trong khu vực, cả Mỹ và châu Âu, họ có tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng rất cao nhưng không bị mất quyền kiểm soát. Chỉ số P/E (lãi cơ bản trên một cổ phiếu) của Việt Nam thấp nhưng đó không phải là trở ngại đối với NĐT nước ngoài, điều họ quan tâm chính là niềm tin của NĐT vào sự phát triển của TTCK” - bà Josephine Yei dẫn chứng.

Một ý kiến khác cho rằng hiện giá trị vốn hóa toàn TTCK chỉ 1/3 GDP là quá nhỏ. NĐT nước ngoài không biết mua cái gì trên thị trường, trong khi DN lớn hết room. Nhiều tập đoàn lớn như Sabeco, Vietnam Airlines... dù đã đấu giá, cổ phần hóa đã lâu vẫn chưa niêm yết nhưng lại không bị xử lý nghiêm. Ngay cả việc nới room cho NĐT nước ngoài đến nay chỉ mới nghe nói chứ chưa có động thái cụ thể.

Giải oan cho Thông tư 36

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược NH, cho rằng Thông tư 36 không phải là nguyên nhân làm suy giảm thanh khoản của TTCK trong thời gian qua.

Ông đã rà soát số liệu từ trước và sau khi thông tư này có hiệu lực, thấy rằng tổng dư nợ giao dịch cho vay ký quỹ chứng khoán ngày 10-1-2015 chỉ giảm 180 tỉ đồng nhưng so với ngày 31-10-2014 lại tăng 290 tỉ đồng. Dư nợ cấp tín dụng đầu tư kinh doanh cổ phiếu tính đến ngày 31-3-2015 là 21.000 tỉ  đồng, tăng 5.200 tỉ đồng so với ngày 10-1-2015 và tăng 7.270 tỉ đồng so với tháng 10-2014.

“Như vậy, Thông tư 36 làm dòng tiền cung cấp cho đầu tư tốt hơn, lành mạnh hóa hoạt động NH cũng như làm ổn định dòng vốn trung và dài hạn vào TTCK, chưa kể đó sẽ là cơ hội “thanh lọc” bớt công ty chứng khoán yếu”- ông Hiển đúc kết.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo