Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học từ những tổ chức Y tế và chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đang dần được các chuyên gia trong nước nhìn nhận.
Giảm phơi nhiễm có giảm tác hại?
Liên quan đến sự kiện Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sản phẩm thuốc lá làm nóng được kinh doanh tại thị trường Mỹ với thông tin "Điều chỉnh nguy cơ - Giảm thiểu phơi nhiễm", một số ý kiến đặt câu hỏi, điều này có đồng nghĩa sản phẩm đó giảm tác hại đối với sức khỏe?
FDA công nhận rằng việc cho phép sản phẩm thuốc lá làm nóng kinh doanh với chỉ định giảm thiểu phơi nhiễm là phù hợp để cải thiện sức khoẻ cộng đồng
Lý giải từ góc độ của một bác sĩ chuyên khoa ung thư, PGS.TS. BS. Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết: "Khi bệnh nhân hút thuốc, lượng chất gây ung thư phơi nhiễm với cơ thể càng lớn thì nguy cơ gây ung thư càng cao. Theo công bố của FDA, khi cho phép một sản phẩm thuốc lá làm nóng được kinh doanh như là sản phẩm thuốc lá điều chỉnh nguy cơ, thì có đầy đủ bằng chứng khoa học cho thấy sản phẩm thuốc lá làm nóng này giảm phơi nhiễm của cơ thể với các chất độc hại".
PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội phổi Việt Nam, Chủ tịch Hội Hô hấp TP HCM cũng cho biết, về mặt logic, với nồng độ những chất gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hay ung thư trong thuốc lá làm nóng thấp hơn nhiều so với thuốc lá điếu đốt cháy, thì khả năng gây bệnh cũng có thể sẽ giảm theo.
Được biết, theo luật pháp Mỹ, để khẳng định một sản phẩm thuốc lá giảm tác hại, FDA cần dữ liệu về kết quả sức khỏe của người sử dụng trong nhiều thập kỷ. Vì vậy FDA trước mắt chỉ xét duyệt cho sản phẩm thuốc lá làm nóng được công bố thông tin giảm thiểu phơi nhiễm với các chất gây hại và có tiềm năng gây hại lên cơ thể so với thuốc lá điếu.
Tuy nhiên, với kết luận "Điều chỉnh nguy cơ - Giảm thiểu phơi nhiễm", thuốc lá làm nóng đã được FDA cho phép được kinh doanh tại thị trường Mỹ mà không cần phải đợi đầy đủ các hồ sơ dữ liệu người dùng từ 10 cho đến vài chục năm. Cũng cần lưu ý rằng, FDA nhận định quyết định này là phù hợp để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đồng thời cơ quan này cũng đưa ra hướng dẫn, để thật sự đạt được mục đích cải thiện sức khỏe cộng đồng, luật pháp và các biện pháp kiểm soát cần phải giúp hạn chế hành vi sử dụng sai mục đích.
"Thuốc lá điện tử tiếp cận thanh thiếu niên": Nguyên nhân đằng sau
Trong vòng 2 năm qua, Chính phủ đã 3 lần gửi công văn chỉ đạo các cơ quan bộ ngành đề xuất biện pháp quản lý thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử nhằm góp phần chống buôn lậu, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức. Đến nay, toàn bộ sản phẩm thuốc lá không khói có mặt trên thị trường là hàng bất hợp pháp. Chính vì thế "5,2% thanh thiếu niên chưa hút thuốc bao giờ nhưng lại hút thuốc lá điện tử" (Báo cáo của Viện Chiến lược Chính sách Y tế tại Hà Nội), cần được hiểu đầy đủ là "hút thuốc lá điện tử nhập lậu". Điều này là hồi chuông cảnh báo, việc thiếu chính sách quản lý chính là nguyên nhân khiến giới trẻ bị tấn công bởi các nguồn hàng nhậu lậu không bảo đảm chất lượng và thông tin nhiễu loạn.
Trong khi đó, số liệu tại Nhật Bản lại cho thấy việc kiểm soát tốt thuốc lá làm nóng đã giúp cho nước này giảm tỷ lệ hút thuốc lá điếu 30% chỉ trong vòng 5 năm. Tỷ lệ học sinh hút mới, hoặc hút bắc cầu (chưa bao giờ hút thuốc lá điếu, nhưng hút thuốc lá làm nóng và từ đó chuyển sang hút thuốc lá điếu) gần như là không có. Số liệu tại Nhật ghi nhận chỉ có 0,1% học sinh cấp 2 và 3 có sử dụng thuốc lá làm nóng, nhưng đây cũng là những người đã hút thuốc lá điếu trước đó.
66 quốc gia thương mại hóa thuốc lá không khói
Đến nay, đã có 66 nước chính thức thương mại hóa thuốc lá làm nóng trên toàn cầu, bao gồm Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines… Điều đặc biệt là 2/3 trong số nước này vẫn cam kết Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ở góc độ pháp lý tại Việt Nam, theo đánh giá của ông Phạm Sĩ Hải Quỳnh, luật sư thành viên của Công ty Luật TNHH Quốc tế Việt Nam (VILAF-Hồng Đức): Đến nay, kinh doanh thuốc lá vẫn là ngành nghề kinh doanh hợp pháp và có điều kiện tại Việt Nam. Do đó, những sản phẩm là thuốc lá theo định nghĩa của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (Luật PCTHTL) thì không thể cấm mà cần phải đưa vào quản lý theo đúng quy định.
Điều 2.1 của Luật PCTHTL định nghĩa: "Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác".
Điều 2.3 của Luật PCTHTL cũng quy định: "Nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá".
Bình luận (0)