xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rộ phong trao ăn theo “thương hiệu Tập Cận Bình”

Theo Lê Trí (infonet)

Ở Trung Quốc những ngày gần đây người ta không khỏi bất ngờ khi thấy những sản phẩm mang “thương hiệu Tập Cận Bình” như “Tập tửu” (rượu), “Tập yên” (thuốc lá), “Tập đường” (bánh kẹo)… được tiêu thụ rất mạnh. Thậm chí cả “Tập mạng” (website) cũng đã ra đời.

Càng gần đến ngày 8-11, ngày khai mạc Đại hội 18 của đảng cộng sản Trung Quốc – trên khắp đất nước Trung Quốc, những sản phẩm ăn theo tên tuổi của ông Tập Cận Bình đột ngột trở nên đắt khách một cách lạ thường. Nguyên nhân thì không quá khó hiểu: Ông Tập, đương kim Phó chủ tịch Trung Quốc, được cho là sẽ chính thức trở thành Chủ tịch nước kể từ Đại hội 18 và lãnh đạo đất nước đông dân nhất thế giới này trong vòng 10 năm tới.

img
Mao Đài - loại rượu có truyền thống lâu đời, đắt đỏ và nổi tiếng đang rất ế ẩm trong khi “Tập tửu” lại được ưa chuộng bất ngờ.
 
Trên thị trường hàng hóa, hàng loạt các loại sản phẩm mang tên “Tập” ồ ạt ra đời còn trên các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương thì các bộ phim tài liệu, phóng sự… về ông cụ thân sinh ra ông Tập Cận Bình cũng được phát sóng với mật độ khá dày đặc. Kết quả là hàng hóa thì bán chạy, truyền hình đông khán giả và thậm chí là một website của một Công ty TNHH chuyên về điện tử có tên là “Tập mạng” cũng đông khách truy cập đến mức… khó hiểu.
 
Theo tờ Sankei (Nhật Bản), từ đầu năm 2012 đến nay, tại các buổi liên hoan của các quan chức ở Bắc Kinh, các loại “mỹ tửu” hay “hảo tửu” có truyền thống lâu đời, đắt đỏ và nổi tiếng  như Mao Đài, Ngũ Lương Dịch đều rất ế ẩm trong khi “Tập tửu” một nhãn hiệu rượu trước đây chẳng có chút tên tuổi lại lên ngôi và trở thành sự lựa chọn hàng đầu.
 
“Tập tửu” là loại rượu mạnh tới 53 độ, đã ra đời trên thị trường từ cách đây khá lâu (từ những năm 1980) tại huyện Tập Thủy, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Vì ra đời đầu tiên ở huyện Tập Thủy nên các ông chủ của nó đã đặt cái tên “Tập tửu” theo thói quen của người Trung Quốc và hoàn toàn không liên quan gì đến ông Tập Cận Bình.
 
Có lẽ chính các ông chủ của “Tập tửu” cũng không ngờ rằng 30 năm sau, thương hiệu của họ nhận được món quà từ trên trời rơi xuống và trở nên nổi tiếng toàn quốc đến như thế. Một tạp chí chuyên về rượu của Trung Quốc có tên “Đường tửu” cho biết, doanh số của “Tập tửu” trong năm 2011 tăng gần 70% so với các năm trước đó và đến nửa đầu năm 2012, mức tiêu thụ “Tập tửu” còn “khủng khiếp” hơn nữa khi tăng tới… 75% so với năm 2011.
 
Theo một quan chức của Cục Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Trung Quốc, số lượng các đơn đăng ký nhãn hiệu có chữ “Tập” đã tăng lên một cách đáng kể ví dụ như “Tập yên” (thuốc lá), “Tập đường” (bánh kẹo)… Tuy nhiên, cũng có những người rất biết “nhìn xa, trông rộng” khi đã bắt đầu đặt tên cho sản phẩm, doanh nghiệp của mình theo tên của ông Tập Cận Bình từ năm 2007, thời điểm bắt đầu xuất hiện tin đồn cho rằng ông Tập sẽ lên kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào. Điển hình nhất là công ty TNHH điện tử Cận Bình với website mang tên “Tập mạng” cũng đạt số lượng truy cập rất cao trong thời gian gần đây.
 
img
Ông Tập Trọng Huân (bên phải) - phụ thân đã quá cố của ông Tập Cận Bình cũng liên tục xuất hiện trên sóng truyền hình Trung Quốc trong thời gian gần đây. (Ảnh: Ông Tập Trọng Huân - nguyên Phó chủ tịch Trung Quốc đang tiếp khách quốc tế hồi năm 1985)
 
 Chưa hết, phụ thân (đã quá cố) của ông Tập Cận Bình là ông Xi Zhongxun (Tập Trọng Huân) -  người đã từng giữ các chức vụ rất cao của chính phủ Trung Quốc như Phó thủ tướng, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó chủ tịch nước, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương… cũng trở thành tâm điểm của giới truyền thông chính thống nước này không chỉ bởi vì ông là thế hệ lãnh đạo đầu tiên của nhà nước Trung Hoa.
 
Hàng loạt các kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương liên tục phát sóng các chương trình đặc biệt và phim truyền hình liên quan đến ông Tập Trọng Huân. Hiện, Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng kho ảnh tư liệu ảnh cỡ lớn với chủ đề “Tập Trọng Huân và tỉnh Cam Túc”.
 
Còn tại tỉnh Thiểm Tây, quê hương của ông Phó chủ tịch Trung Quốc ngày 15-10 vừa qua cũng đã tổ chức rầm rộ sự kiện “Kỷ niệm 99 năm ngày sinh Tập Trọng Huân” với sự tham dự của hơn 1000 lãnh đạo địa phương.
 
Phát biểu trên tờ Sankei của Nhật Bản, một nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc đã nói: “Ai cũng biết là phải đề cao người cha hơn là ca ngợi người con nhưng ông Tập Trọng Huân – một lãnh đạo đầy tài năng và kiệt xuất của nhà nước Trung Quốc đang bị quên lãng – đã bất ngờ hồi sinh nhờ chính con trai ông ấy, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo