xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rôm rả chợ phiên nông sản

Bài và ảnh: VƯƠNG NGỌC

Chợ phiên nông sản an toàn hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch không chỉ cho nông dân TP HCM mà cả các tỉnh lân cận

Sau hơn 2 năm, TP HCM đã có 10 chợ phiên nông sản an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp cùng các bên liên quan tổ chức định kỳ vào mỗi cuối tuần.

Mở đầu ra cho hàng sạch

Sáng sớm 18-11, một nhóm bạn sau khi tập thể dục xong ở Công viên Lê Văn Tám (quận 1), rảo bước ra phía cổng đường Hai Bà Trưng để "đi chợ". Đây là 1 trong 10 chợ phiên nông sản an toàn với gần 20 gian hàng với đủ các nhóm hàng cho một bữa ăn gia đình gồm: thịt heo, gà, tôm, nấm, gạo, rau củ quả, trái cây.

Bà Bùi Thị Dung, nhà ở gần công viên, cho biết thường xuyên mua hàng ở đây vì được mua trực tiếp từ công ty hoặc nhà vườn, không qua thương lái nên yên tâm về chất lượng. Nhưng một số mặt hàng có giá khá cao nên chỉ "dám" mua một ít về cho trẻ nhỏ, còn gia đình vẫn ăn hàng chợ. "Gói rau muống baby 250 g giá 20.000 đồng, dù đang khuyến mãi mua 2 tặng 1 nhưng vẫn đắt nên tôi chỉ mua 1 bó. Loại này ở chợ chỉ khoảng 10.000-15.000 đồng/kg" - bà Dung so sánh.

Nhân viên bán hàng tại đây cho hay đây là rau hữu cơ (có chứng nhận theo tiêu chuẩn của Việt Nam), không sử dụng phân thuốc hóa học, nếu rau có sâu phải bắt bằng tay nên giá cao. Cũng theo nhân viên này, do công ty mới bán tại chợ phiên nên số lượng chưa nhiều, chủ yếu để giới thiệu, quảng bá sản phẩm.

Rôm rả chợ phiên nông sản - Ảnh 1.

Người tiêu dùng mua sắm tại chợ phiên Công viên Lê Văn Tám (TP HCM) sáng 18-11

Theo nhân viên bán hàng HTX Nông nghiệp Đất Phù Sa (huyện Hóc Môn), tại chợ phiên này, người mua hàng khá sớm, khoảng 6 giờ sáng đã sôi động và vắng khách dần sau 8 giờ.

Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc HTX Rau an toàn Việt (VietRat, huyện Cần Đước, tỉnh Long An), cho biết HTX tham gia đồng thời 4 điểm chợ phiên vào thứ bảy và 4 điểm vào chủ nhật, đều được hỗ trợ miễn phí gian hàng. "Nhà vườn chỉ tốn chi phí vận chuyển và bán hàng nên dễ tiếp cận người tiêu dùng, phát triển thương hiệu. Do được hỗ trợ mặt bằng nên nông sản VietGAP, GlobalGAP ở chợ phiên có giá vừa phải. Ngoài ra, tại chợ còn thường xuyên có cán bộ lấy mẫu ngẫu nhiên kiểm tra nhanh thuốc bảo vệ thực vật nên các nhà vườn buộc chủ động chọn lọc hàng bảo đảm an toàn" - bà Lan phân tích.

Giữ niềm tin với người tiêu dùng

Theo ông Bùi Văn My, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp thuộc Sở NN-PTNT TP HCM, đến nay TP đã mở 10 chợ phiên nông sản an toàn tại quận 1, 2, 3, 5, 6, 11 và Bình Tân, Tân Bình; riêng quận 10 có 2 điểm. Mỗi phiên có trung bình 22 đơn vị tham gia bán hàng từ 6 đến 12 giờ ngày thứ bảy hoặc chủ nhật hằng tuần, doanh thu khoảng 195 triệu đồng/phiên.

"Dù có chủ trương xã hội hóa mô hình chợ phiên nhưng hiện tại vẫn do các cơ quan nhà nước trực tiếp phối hợp tổ chức. Các HTX, doanh nghiệp tham gia mong muốn có vai trò của quản lý nhà nước để bảo đảm chất lượng hàng hóa, giữ niềm tin của người tiêu dùng. Sắp tới, chợ sẽ hình thành CLB các đơn vị tham gia để tăng tính tự quản cũng như giám sát lẫn nhau" - ông My chia sẻ.

Cũng theo ông My, vai trò chính của chợ phiên nông sản là giới thiệu, quảng bá nông sản sạch (đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, chuỗi thực phẩm an toàn, hữu cơ hoặc đạt chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính - PV). Đây là một trong những kênh quan trọng hỗ trợ tiêu thụ nông sản sạch. Ngoài các đơn vị ở TP HCM, các HTX, doanh nghiệp ở Long An, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Cà Mau, Bình Dương… cũng tham gia chợ phiên, giúp đa dạng sản phẩm cho người tiêu dùng TP HCM.

Mới đây, tại một hội nghị đối thoại về chính sách, nông dân Mai Xuân Chiến (trồng rau VietGAP ở huyện Củ Chi,

TP HCM) bức xúc việc rau sạch ế vì người tiêu dùng thích rau đẹp và rẻ. Ông kiến nghị cần thêm các hoạt động hỗ trợ người dân nhận biết nông sản sạch để chọn lựa đúng, từ đó giúp nông dân yên tâm sản xuất sạch. Ông Trần Văn Thi, bán cam VietGAP ở chợ phiên Trung tâm Văn hóa quận 5, nhận xét vẫn còn một bộ phận người tiêu dùng chỉ quan tâm đến giá cả khi mua hàng.

"Điều này gây khó khăn cho các nhà vườn sản xuất sạch, giá thành cao. Nông dân cần hỗ trợ quảng bá để người tiêu dùng hiểu giá trị của trái cây an toàn, rõ nguồn gốc, không đánh đồng với sản phẩm trôi nổi" - ông Thi đề nghị. 

Các đơn vị đồng hành


Rôm rả chợ phiên nông sản - Ảnh 2.

Rôm rả chợ phiên nông sản - Ảnh 3.

Rôm rả chợ phiên nông sản - Ảnh 4.

Rôm rả chợ phiên nông sản - Ảnh 5.

Rôm rả chợ phiên nông sản - Ảnh 6.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo