Nhiều ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc giảm lãi suất huy động vốn xuống còn 13%/năm. Ảnh: Hồng Thúy
Xáo trộn không đáng kể
Ngày 7-3, NH Á Châu (ACB) đã giảm lãi suất cho vay bình quân xuống còn 18%/năm, thấp nhất là 17,5%/năm. Đối với cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ vay tiền để sản xuất kinh doanh, lãi suất phổ biến từ 18% - 18,5%/năm. NH Bưu điện Liên Việt cũng giảm lãi suất cho vay 1%/năm đối với doanh nghiệp vay vốn lưu động, tùy trường hợp cụ thể khách hàng có thể được vay với lãi suất 17%/năm.
Trước đó, NH Standard Chartered Việt Nam cũng đã áp dụng lãi suất tiền gửi kỳ hạn một tháng là 11,5%/năm, các kỳ hạn từ 2 - 12 tháng lãi suất cao nhất chỉ 13,75%/năm. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy lãi suất đang giảm dần phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng bình quân của 7 tháng qua là gần 1%.
Theo ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng Giám đốc thường trực ACB, nếu NH Nhà nước công bố hạ trần lãi suất tiền gửi xuống 13%/năm thì lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1-3 tháng sẽ ở mức 13%/năm, kỳ hạn 9 - 12 tháng sẽ xuống còn từ 11% - 12%. Còn tổng giám giám đốc của một NH nhóm 1 phân tích: Khi lãi suất tiền gửi tối đa còn 13%/năm, tức trần lãi suất đã giảm 1%/năm thì người gửi tiền chỉ giảm lãi hơn 0,08%/tháng là quá nhỏ; bởi vốn mà NH huy động được có đến 80% là tiền gửi của cá nhân, trong đó số tiền gửi phổ biến vài chục triệu đồng/người. Vì thế, sau khi hạ trần lãi suất, thị trường sẽ có xáo trộn nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, để lãi suất cho vay phổ biến xuống còn 15,5% - 16%/năm (chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra từ 2,5% - 3% là hợp lý), các NH cần vài tháng để tiêu hóa hết số vốn đã huy động với lãi suất cao.
Phó tổng giám đốc phụ trách nguồn vốn của một NH thuộc nhóm 3 (được phép tăng trưởng tín dụng 8%/tổng dư nợ cho vay) cho rằng trần lãi suất đầu vào xuống còn 13%/năm là phù hợp với xu hướng thị trường. Biểu hiện rõ nhất là lãi suất mà các NH thế chấp trái phiếu Chính phủ để vay vốn từ NH Nhà nước đã giảm còn 11,3% - 11,5%/năm. Mặt khác, do nhiều NH ổn định được thanh khoản, đồng thời bị hạn chế cho vay nên không có nhu cầu huy động vốn, buộc phải hạ lãi suất.
Cần mạnh tay hơn
Tại thời điểm hiện nay, lãi suất tiền gửi tối đa chỉ 14%/năm nhưng không ít NH vẫn chi trả cho người gửi cao hơn quy định mà cơ quan quản lý gần như bó tay. Từ đó, không ai dám bảo đảm khi lãi suất huy động vốn tối đa 13%/năm được áp dụng không có NH vượt rào, nhất là các NH đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn ra vào (thanh khoản).
Hạ thêm lãi suất vì thừa vốn TS Lê Thẩm Dương cho rằng trần lãi suất tiền gửi còn 13%/năm sẽ làm cho tiền dồn về các NH thuộc nhóm 1, 2. Còn các NH thuộc nhóm 3, 4 đã được NH Nhà nước hỗ trợ thanh khoản sẽ không có nhu cầu huy động vốn bằng mọi giá. Trong khi đó, đầu ra của các nhóm 1, 2 chưa thông thoáng vì lãi suất cho vay vẫn còn cao, dẫn đến dư thừa vốn buộc phải hạ thêm lãi suất. Theo PGS - TS Trần Hoàng Ngân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM, thời điểm này, NH Nhà nước hạ trần lãi suất tiền gửi là phù hợp thực tiễn, bởi đề án tái cơ cấu NH đã được triển khai, thanh khoản của nhiều NH bước đầu ổn định, lãi suất vay vốn NH bạn (liên NH) đã giảm mạnh… |
Bình luận (0)