xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Siết nhập “rác” công nghệ

Phương Nhung

Hàng công nghệ nhập khẩu đã qua sử dụng vẫn được kinh doanh khá công khai, “đạp qua” nhiều quy định pháp luật cấm nhập khẩu các mặt hàng này

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 04/2014 quy định một số mặt hàng điện tử đã qua sử dụng (còn gọi là hàng “bãi”, hàng “rác”) sẽ bị cấm nhập khẩu như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay, thiết bị y tế… có hiệu lực từ ngày 20-2.

Nhu cầu hàng “bãi” vẫn lớn

Từ năm 2009, nhiều mặt hàng đã qua sử dụng được đưa vào danh mục cấm nhập khẩu theo Thông tư 43/2009/TT-BTTTT. Đến năm 2012, Thông tư 11/2012 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành để thay thế thông tư trên cũng đưa vào danh mục 15 nhóm hàng sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Máy tính cũ nhập khẩu được bán trên đường Tôn Thất Tùng, quận 1, TP HCMẢnh: Hồng Thúy
Máy tính cũ nhập khẩu được bán trên đường Tôn Thất Tùng, quận 1, TP HCMẢnh: Hồng Thúy

Thực tế trên thị trường, những sản phẩm này vẫn được bày bán công khai do nhu cầu người tiêu dùng rất lớn. “Tôi mua chiếc máy tính cũ CPU Core I3 giá 6 triệu đồng là phù hợp nhu cầu sử dụng nên thấy không nhất thiết phải mua máy mới. Hơn nữa, công nghệ thay đổi từng ngày nên không có điều kiện chạy theo” - chị Nguyễn Thị Hà, nhân viên văn phòng Công ty TNHH Cơ khí LPC, cho biết.

Theo một chủ cửa hàng chuyên kinh doanh điện thoại cũ trên phố Thái Hà (Hà Nội), các mặt hàng điện thoại đời cũ, nhất là iPhone, BlackBerry… hiện được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hàng còn mới. “Các mặt hàng này không được nhập khẩu công khai mà chủ yếu “đánh” qua mối quen, do khách hàng có nhu cầu nên hàng vẫn về đều” - chủ cửa hàng này nói và cho biết ông ta có nguồn iPhone 5S 16 GB giá bán chỉ 7-8 triệu đồng, hàng đã dùng nhưng còn mới 90%.

Một chủ đại lý phân phối hàng công nghệ “rác” khác ở Hà Nội cho biết hiện nhu cầu sử dụng các mặt hàng máy tính, linh kiện đã qua sử dụng rất lớn. Do đó, anh này đã tìm được mối hàng từ TP Hải Phòng, nhập chủ yếu ổ cứng máy tính gần hết hạn sử dụng, sau khi đưa về Hà Nội có thể “bắn” thêm hạng sử dụng và phân phối cho các cửa hàng, đại lý, thậm chí là công ty lớn!

Theo giới kinh doanh về công nghệ, không phải sản phẩm công nghệ nào đã qua sử dụng cũng là “rác thải” bởi thực tế có rất nhiều mặt hàng chỉ mới được dùng “lướt” qua, giá trị sử dụng rất cao. Hơn nữa, giá các mặt hàng này rất rẻ vì tại nhiều nước, người tiêu dùng muốn thải đồ cũ còn phải đóng thêm khoản phí môi trường nên các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể nhập hàng về với giá gần như “cho không”.

Cần xử lý từ gốc!

Thông tư 04 của Bộ Công Thương quy định và bổ sung một số mặt hàng sẽ bị cấm nhập khẩu như điện thoại di động, máy tính bảng. Đồng thời, các thiết bị điện tử cũ như máy ghi âm cassette bỏ túi, máy ghi âm dùng băng cassette có bộ phận khuếch đại một hoặc nhiều loa, hoạt động chỉ bằng nguồn điện ngoài, camera truyền hình, đồng hồ đeo tay, đồng hồ bỏ túi và các loại đồng hồ cá nhân khác cũng không được phép nhập khẩu. Danh sách cấm còn bao gồm các vật dụng như máy giặt có chức năng sấy ly tâm, vali, cặp tài liệu, cặp sách, túi, hàng may mặc, đồ phụ trợ quần áo và các loại ô dù cũ, tóc người đã được chải, chuốt tẩy… Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng cấm nhập khẩu các thiết bị y tế đã qua sử dụng như: thiết bị điện tim, siêu âm, máy trị liệu…

Theo chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong, trước đây, do mức sống còn thấp, trình độ phát triển công nghệ ở Việt Nam chưa cao, đồ điện tử còn đắt giá nên việc linh động cho nhập một vài mặt hàng đã qua sử dụng đã mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận công nghệ. Tuy nhiên hiện nay, việc nhập khẩu này sẽ tiềm tàng nhiều nguy hại. “Hạn chế nhập khẩu là cần thiết bởi nó giúp Việt Nam giảm nhập những mặt hàng trong nước đã có hoặc đã sản xuất được và không khuyến khích nhập khẩu; giúp bảo vệ nền sản xuất trong nước thông qua cạnh tranh lành mạnh. Hơn nữa, còn giúp tiết kiệm ngoại tệ, bảo vệ sức khỏe, môi trường” - ông Phong nói.

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, cho rằng các văn bản quy định về việc hạn chế nhập khẩu “rác” công nghệ của Việt Nam không thiếu nhưng chưa ổn ở khâu thực hiện. “Cái gốc cần quan tâm ở đây là yếu tố con người bởi kẽ hở để “rác” lậu tràn vào nước ta không những không giảm mà còn tinh vi hơn là do đội ngũ cán bộ làm việc chưa nghiêm hoặc có hành vi tiếp tay. Vì vậy, cần xử lý từ gốc!” - ông Phú nói. 

Cấm nhập ô tô đã sử dụng quá 5 năm

Theo Thông tư 04, kể từ ngày 20-2, ô tô các loại đã qua sử dụng bao gồm ô tô chở người, chở hàng hóa, chuyên dùng được nhập khẩu phải bảo đảm đã qua sử dụng không quá 5 năm, tính từ năm sản xuất theo năm nhập khẩu. Ô tô cứu thương đã qua sử dụng cũng bị cấm nhập khẩu. Riêng ô tô 16 chỗ đã qua sử dụng chỉ được nhập về Việt Nam qua các cửa khẩu, cảng biển quốc tế: Cái Lân, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thủ tục hải quan được thực hiện tại cửa khẩu nhập khẩu.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo