xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sửa cách điều hành giá xăng dầu

THẾ DŨNG

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính từ nay đến cuối năm phải xem xét sửa đổi Nghị định 84/CP về điều hành giá xăng dầu

Ngày 5-9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 8-2012.

Điều hành chưa theo cơ chế thị trường

Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động về việc tại sao Chính phủ không giảm thuế suất nhập khẩu xăng dầu nhằm chia sẻ gánh nặng với doanh nghiệp và người dân, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: Đối với mặt hàng xăng dầu nói riêng, Việt Nam đang tiến tới cơ chế thị trường theo định hướng XHCN và không còn cách nào khác, nếu không sẽ làm “méo mó” thị trường.
 
Trên thực tế, cơ chế điều hành mặt hàng xăng dầu ở Việt Nam vẫn chưa theo đúng cơ chế thị trường. “Nghị định 84/CP về điều hành giá xăng dầu cho đến nay đã có những mặt tích cực nhưng cũng có những mặt chưa hợp lý vì chưa hoàn toàn theo đúng bản chất của cơ chế thị trường mà vẫn có sự giao thoa” - ông Đam nhấn mạnh.
img
Điều hành giá xăng dầu theo Nghị định 84/CP trong thời gian qua còn nhiều mặt chưa hợp lý. Ảnh: TẤN THẠNH

Mổ xẻ những bất cập của Nghị định 84/CP, ông Đam cho rằng hiện có đầu mối nhập khẩu xăng dầu chiếm tới 60% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu thì chưa thể có cơ chế thị trường. “Về câu hỏi của Báo Người Lao Động, xăng dầu đang chịu 3 loại thuế, có loại thuế thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính, có loại thuộc thẩm quyền Quốc hội, có loại thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Song hiện nay chúng ta vẫn chưa dùng hết công cụ thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính” - ông Đam nói.

Đặt tầm quan trọng về điều hành giá xăng dầu, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ phải tính toán trên rất nhiều mặt và trên cơ sở Nghị định 84/CP, từ tháng 7-2012 đã giao quyền cho Bộ Tài chính và Bộ Công Thương chỉ đạo sát theo đúng nghị định này và vận dụng tất cả các công cụ mà thế giới vẫn áp dụng như thuế, quỹ bình ổn.
 
“Chính phủ rất nghiêm khắc trong điều hành giá xăng dầu và trong các cuộc họp thường kỳ Thủ tướng luôn yêu cầu các bộ, ngành chức năng bám sát chỉ đạo của Chính phủ chú ý tới việc công khai hóa, minh bạch hóa mọi chi phí trong kinh doanh xăng dầu. Chính phủ đã giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính từ nay đến cuối năm 2012 phải xem xét và báo cáo về Nghị định 84/CP sẽ phải sửa đổi ra sao để phù hợp với tình hình kinh tế trong nước từ năm 2013 trở đi” - ông Đam khẳng định. 

Chỉ giữ lại 5-7 tập đoàn kinh tế

Trả lời báo chí về việc Bộ Xây dựng vừa có đề nghị Chính phủ cho phép dừng việc thí điểm mô hình tập đoàn đối với Tập đoàn Xây dựng công nghiệp Việt Nam và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7-2012, Chính phủ đã dành nhiều thời gian thảo luận về nội dung tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước, mà một nội dung trọng tâm là sắp xếp lại các tập đoàn, tổng công ty 91.
 
Chủ trương là sẽ phân định rạch ròi trách nhiệm của Thủ tướng, của bộ trưởng, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch UBND tỉnh, TP đối với doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể, với các tập đoàn lớn, có tính quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng thì Thủ tướng sẽ tăng cường trách nhiệm, còn lại giao trách nhiệm cho bộ trưởng các bộ quản lý chuyên ngành.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết thêm hiện Việt Nam đang thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế và hiện có 13 tập đoàn, chủ trương của Chính phủ là sẽ giảm số này. Hiện số lượng chính xác đang được bàn bạc nhưng sẽ chỉ giữ lại khoảng 5 đến 7 tập đoàn, là các đơn vị quan trọng với quốc kế dân sinh, như dầu khí, điện lực, viễn thông… Các tập đoàn còn lại sẽ được tổ chức lại, giao cho bộ trưởng các bộ quản lý. Song theo ông Đam, nói như vậy không có nghĩa là sau khi giao cho các bộ trưởng quản lý thì Chính phủ và các bộ tổng hợp không có trách nhiệm, mà trách nhiệm sẽ được phân định rõ ràng hơn.

Cũng theo ông Đam, cho đến thời điểm này có thể nhận định phát triển kinh tế - xã hội cả năm 2012 sẽ đạt được những kết quả toàn diện và đúng hướng như ổn định vĩ mô, các chỉ tiêu đều đạt kế hoạch đề ra, trừ mục tiêu tăng trưởng GDP. Từ cơ sở năm 2012, bước sang năm 2013, Chính phủ sẽ trình Quốc hội phương án tiếp tục ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; bội chi ngân sách tiếp tục phấn đấu không cao hơn năm 2012. Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm tới an sinh xã hội và đời sống người dân, đặc biệt là giáo dục và y tế. Đồng thời đẩy mạnh đồng bộ các chương trình tái cơ cấu nền kinh tế…
Trong sạch hệ thống ngân hàng

Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, một trong những nguyên nhân gây mất ổn định vĩ mô trong những năm vừa qua là hệ thống ngân hàng chưa thực sự vững mạnh. Để bảo đảm nền kinh tế phát triển lành mạnh thì nhiệm vụ này phải đặt lên hàng đầu.

Ông Đam cho rằng: Không phải tới khi bắt ông Nguyễn Đức Kiên (phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, là cổ đông tại nhiều ngân hàng thương mại - PV) thì việc này mới nêu ra mà Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các lực lượng chức năng, từ cơ quan thanh tra, đến cơ quan điều tra phải hết sức chú trọng đến nhóm tội phạm liên quan đến ngân hàng và tổ chức tín dụng, đặc biệt là liên quan đến hành vi nhằm thâu tóm ngân hàng. Do đó các cơ quan chức năng đang tiến hành các biện pháp cần thiết để làm trong sạch hệ thống ngân hàng nhằm bảo đảm cho mạch máu cơ thể của nền kinh tế được thông suốt, lành mạnh.
 
N.Quyết
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo