xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sửa thuế cứu sản xuất nội địa

Thế Dũng

Quy định về miễn thuế cho một số hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có thời hạn đang bị lợi dụng để lách luật trốn thuế

Ngày 21-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã nghe và cho ý kiến dự Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi; gọi tắt là Luật Thuế XNK).

Đề xuất bỏ miễn thuế hàng hóa cho người dân biên giới

Báo cáo đánh giá tác động của luật, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Giai đoạn 2005-2010, số thu thuế XNK bình quân chiếm 15%-16% tổng thu ngân sách nhưng đến năm 2015 ước chỉ còn 8,1% (81.200 tỉ đồng). Dự kiến đến năm 2028, trên 95% dòng thuế với các đối tác Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có thuế suất bằng 0%; trong một số hiệp định dự kiến sẽ ký kết, Việt Nam cũng phải cam kết về cắt, giảm thuế xuất khẩu. Từ năm 2018 trở đi, mức thuế XNK về cơ bản sẽ được xóa bỏ theo các cam kết.

Để bảo vệ sản xuất trong nước, Luật Thuế XNK (sửa đổi) cần bổ sung, nâng cấp cơ sở pháp lý về các biện pháp phòng vệ về thuế (thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ…). Biện pháp này nhằm cứu ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại hoặc bị đe dọa thiệt hại do các hành vi bán phá giá, trợ cấp, phân biệt đối xử của các đối tác thương mại, bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TC-NS) Phùng Quốc Hiển đề nghị luật bổ sung nguyên tắc hạn chế xuất khẩu một số sản phẩm tài nguyên là nguyên liệu, bán thành phẩm nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tăng cường đổi mới công nghệ.

Một số ý kiến khác trong Thường trực Ủy ban TC-NS đề nghị bỏ quy định miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới. Nhiều trường hợp mua bán, khuân vác thuê cho các đầu nậu thu gom hàng hóa miễn thuế khiến tình hình buôn bán ở đây diễn ra phức tạp trong khi đa số dân cư biên giới không được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi này.

 

Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga: “Trong 4 năm, có số liệu cho rằng đã cho tạm nhập và “bỏ quên” tái xuất gần 2 triệu tấn xăng dầu”Ảnh: TTXVN
Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga: “Trong 4 năm, có số liệu cho rằng đã cho tạm nhập và “bỏ quên” tái xuất gần 2 triệu tấn xăng dầu”Ảnh: TTXVN

 

Đầu tư nhiều cho nông nghiệp

Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban TC-NS nhất trí bổ sung quy định về miễn thuế cho một số hàng hóa thuộc chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có thời hạn. Tuy nhiên, việc miễn thuế cho hàng hóa này rất khó kiểm soát, dễ bị lợi dụng, lách luật trốn thuế.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - bà Lê Thị Nga - đề nghị quy định rõ ràng và minh bạch hơn về miễn thuế để làm rõ miễn thuế đối với những mặt hàng nào, ai có thẩm quyền quyết định và làm rõ quy định về hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập. Khi nghiên cứu về thất thu trong lĩnh vực xăng dầu, đại biểu QH Lê Thị Nga nhận thấy vấn đề kiểm soát đường đi của xăng dầu tạm nhập tái xuất rất khó khăn. “Trong 4 năm, có số liệu cho rằng đã cho tạm nhập và “bỏ quên” tái xuất đến gần 2 triệu tấn xăng dầu. Việc cho tạm nhập tái xuất đối với mặt hàng nào thì phải căn cứ vào quy định của quốc tế” - bà Nga nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội - bà Trương Thị Mai - kiến nghị Chính phủ điều tra làm rõ tác động xã hội, đặc biệt với một số ngành yếu thế như nông nghiệp… để đề ra giải pháp. Trong 10 năm tới, nền kinh tế đất nước còn hội nhập sâu hơn; còn hiện tại, thịt gà Mỹ, thịt bò Úc… cạnh tranh gay gắt với hàng trong nước. Chính sách thuế XNK giúp người tiêu dùng được sử dụng nhiều mặt hàng với giá thấp nhưng một số ngành sẽ rất khó khăn như chăn nuôi nhỏ lẻ, ngành nông nghiệp.

Chia sẻ mối lo này, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị quan tâm để có giải pháp hỗ trợ ngành nông nghiệp và công nghiệp phụ trợ. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhất trí với nhiều thành viên Ủy ban TVQH phải quan tâm hơn đến nông sản. Bộ Tài chính cũng báo cáo Chính phủ điều chỉnh các chính sách thuế nội địa, đáp ứng thúc đẩy sản xuất trong nước và bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

 

Dư 14.000 tỉ đồng vẫn thấy lo

Cùng ngày, Ủy ban TVQH cho ý kiến về phương án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ còn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh (đoạn qua Tây Nguyên).

Nghị quyết của QH cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2014-2016 để phân bổ 61.680 tỉ đồng đầu tư cho 23 dự án thuộc Quốc lộ 1 và 7 dự án thuộc đường Hồ Chí Minh (đoạn qua Tây Nguyên). Do không phải sử dụng vốn dự phòng trượt giá; điều chỉnh thiết kế cho phù hợp; sử dụng biện pháp tổ chức thi công hợp lý; tiết kiệm 5% dự toán... nên tổng số vốn trái phiếu Chính phủ còn dư là 14.259 tỉ đồng.

Chủ nhiệm Ủy ban TC-NS Phùng Quốc Hiển cho biết một số ý kiến trong cơ quan thẩm tra cho rằng tỉ trọng vốn dư lớn so với tổng vốn được bố trí (dư 22%) phần nào thể hiện việc lập dự toán, thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư chưa sát với thực tiễn. Nhìn nhận hiếm có trường hợp nào sau khi hoàn thành các dự án lại có số vốn dư lớn song Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị làm rõ hơn việc dư vốn lớn bởi nếu do giảm quy mô thì không ổn. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Chính phủ chuẩn bị thêm, giải trình thuyết phục và cơ quan thẩm tra xem xét kỹ hơn để trình QH.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo