xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng trưởng xanh: Yêu cầu tất yếu (*): Gấp rút chuyển đổi

Bài và ảnh: Phương An

TP HCM cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đạt hiệu quả cao trong phát triển kinh tế xanh và tiên phong theo định hướng của quốc gia về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

Kinh tế xanh là quá trình chuyển đổi mà Việt Nam phải trải qua để bảo đảm phát triển kinh tế bền vững, chống chọi với biến đổi khí hậu. TP HCM với vị trí là trung tâm công nghiệp, tài chính của cả nước, cam kết tiên phong đồng thời đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi này.

Còn nhiều rào cản

Chính quyền TP HCM đã xác định chuyển đổi xanh, phát triển bền vững sẽ là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới và đã ban hành các ý tưởng, kế hoạch về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, phát triển đô thị bền vững và các chuyên ngành liên quan khác. Riêng năm 2023, kinh tế xanh là một trong những động lực mới góp phần đưa kinh tế TP HCM đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5%.

Theo các chuyên gia kinh tế, vấn đề chuyển đổi sang phát triển kinh tế xanh của TP HCM cần dựa trên các trụ cột, bao gồm điện áp mái, kiểm soát khí thải phương tiện giao thông, thu hút nhà đầu tư chiến lược về năng lượng sạch, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về năng lượng sạch.

Có 7 lĩnh vực tác động chủ yếu đến kinh tế xanh của thành phố, gồm: phát triển năng lượng tái tạo; đổi mới công nghệ ít tiêu hao năng lượng; phát triển phương tiện giao thông công cộng, xe điện; sản xuất nông nghiệp xanh, tăng sản phẩm thực vật; tăng diện tích cây xanh, bảo tồn khu sinh quyển…

Theo Trung tâm Nghiên cứu Phát triển bền vững (CSDS), đang có một số điểm nghẽn gây khó khăn và thách thức lên quá trình chuyển đổi xanh tại TP HCM. Trong đó, nổi bật nhất là những hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, các chính sách và quy định cho phát triển kinh tế xanh. Thành phố cũng thiếu nguồn lực tài chính đủ lớn để đầu tư vào các dự án và công nghệ xanh lẫn nguồn nhân lực có đủ kỹ năng và kiến thức về kinh tế xanh và công nghệ xanh.

Ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch CLB Các nhà kinh tế (VEC), cho rằng cần có cơ chế đột phá để giải quyết các điểm nghẽn, từ đó thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh. Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM đã mở ra cơ hội cho việc phát triển kinh tế xanh của thành phố trong những năm tới, bao gồm các quy định về quản lý đầu tư, tài chính, ngân sách nhà nước, quản lý đô thị và tài nguyên môi trường. Thành phố cũng đã xác định các ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo…

Tăng trưởng xanh: Yêu cầu tất yếu (*): Gấp rút chuyển đổi - Ảnh 1.

Sử dụng điện mặt trời mái nhà giúp các doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn phát thải để xuất khẩu sang các thị trường khó tính

Cần chiến lược, chính sách cụ thể

Ông Thành lưu ý khi áp dụng các giải pháp để phát triển kinh tế TP HCM trở thành nền kinh tế xanh, cần lưu ý một số vấn đề quan trọng. Cụ thể, cần bảo đảm các dự án hợp tác công tư như BOT, BT được thực hiện một cách hiệu quả và minh bạch. Việc quy hoạch sử dụng đất cần bảo vệ tài nguyên môi trường như đất, nước và không gian xanh; thực hiện cơ chế và chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng sạch và giảm ô nhiễm môi trường.

Cũng theo ông Thành, cần phát triển chiến lược thu hút nhà đầu tư chiến lược vào các lĩnh vực ưu tiên; đồng thời xây dựng quy hoạch phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ xanh. Cùng với đó, phải tăng cường năng lực quản lý và đào tạo cán bộ, chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến đầu tư, tài chính, quản lý đô thị và môi trường. 

"Cần sự tham gia và góp ý của cộng đồng trong quá trình định hình chính sách và quyết định về phát triển kinh tế xanh. Quan trọng hơn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và ngành chức năng trong việc thực hiện và giám sát các chính sách và dự án" - ông Thành nhấn mạnh.

Một trong những giải pháp cần thiết để xây dựng và phát triển kinh tế xanh tại TP HCM là phát triển để sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, giảm phát thải khí CO2.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, thành phố có tiềm năng rất lớn để chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo. Chỉ riêng tiềm năng điện mặt trời mái nhà ước tính khoảng 6.300 MWh, gấp 1,4 lần công suất cực đại của thành phố hiện nay. 

"Hệ thống điện mặt trời mái nhà được xem là nguồn điện phân tán và nguồn năng lượng xanh hết sức hiệu quả tại các khu vực đô thị, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường, đóng góp vào định hướng dịch chuyển năng lượng và cam kết Net-zero của Chính phủ. Vì vậy, phát triển được nguồn phát điện tại chỗ để cung cấp cho lượng phụ tải rất lớn tại TP HCM là giải pháp hiệu quả, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới" - bà Kim Ngọc nói.

Thực tế tại TP HCM, một bộ phận doanh nghiệp (DN) tiên phong về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, sử dụng các giải pháp năng lượng tái tạo. Ông Đào Xuân Đức, Chủ tịch Hiệp hội Các DN khu chế xuất - khu công nghiệp TP HCM (HBA), cho biết nhiều DN thuộc HBA có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời mái nhà để phục vụ sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn phát thải để xuất hàng sang thị trường EU. Các DN này cam kết chỉ đầu tư phát điện để sử dụng, không đấu nối vào lưới điện quốc gia nên rất cần có cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để triển khai. 

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 11-9

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo