xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thanh toán không tiền mặt, "chỉ cần an toàn, thuận tiện người dân sẽ dùng"

Bài-ảnh: Thái Phương

(NLĐO) – Thanh toán online là xu hướng tất yếu khi cơ sở pháp lý, hạ tầng kỹ thuật… đều đã sẵn sàng, quan trọng làm sao để người dùng cảm thấy thuận tiện, an toàn và có lợi hơn so với trả bằng tiền mặt.

Ngày 12-6, hội thảo Xã hội không tiền mặt, triển khai chính sách, hướng tới tương lai do Ngân hàng Nhà nước và Báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại điện tử (Vecom) và Công ty CP thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), tổ chức tại TP HCM.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết thời gian qua cơ sở pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt đã được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện, tạo nền tảng cho hoạt động thanh toán nói chung, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ mới. Mới đây Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ ban hành quyết định về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money).

Hệ sinh thái thanh toán điện tử đã được hình thành với sự kết nối tới tích hợp với các ngành, lĩnh vực khác cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến đối với hóa đơn điện, nước, viễn thông, mua sắm trực tuyến tại trang thương mại điện tử, nộp thuế điện tử và một số khoản phí, lệ phí khi thực hiện một số dịch vụ hành chính công...

Thanh toán không tiền mặt, chỉ cần an toàn, thuận tiện người dân sẽ dùng - Ảnh 1.

Các khách mới tham gia hội thảo sáng 12-6.

Bà Lý Thị Hoài Hương, Vụ phó Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân (Tổng cục Thuế), cho biết đã triển khai nộp thuế điện tử từ năm 2015 nhưng đến nay, số lượng cá nhân và hộ kinh doanh sử dụng dịch vụ này chưa cao, trong khi 99% doanh nghiệp đang hoạt động đã đăng ký nộp thuế điện tử.

Về thực trạng này, theo bà Lý Thị Hoài Hương, số lượng người nộp thuế cá nhân và hộ kinh doanh chưa nhiều, trong đó một bộ phận lớn chưa có thói quen, ngại tiếp xúc với công nghệ. Chẳng hạn, việc nộp thuế điện tử đối với cá nhân còn nhiều khó khăn thách thức…

Trong thời gian tới, để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Chia sẻ tại hội thảo, TS Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc HDBank, nhìn nhận thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu khi đến giờ, mọi yếu tố từ cơ sở pháp lý, cơ sở kỹ thuật, truyền thông đều gần như sẵn sàng, song tỉ lệ thanh toán không tiền mặt lại chưa cao như mong muốn.

Trên thực tế, nhà cung cấp dịch vụ và đơn vị trung gian thanh toán, ngân hàng đã sẵn sàng, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ thúc đẩy thanh toán không tiền mặt nhưng rào cản từ phía người tiêu dùng vẫn còn.

"Cần làm sao để người dùng thấy được sự thuận tiện, lợi, an toàn. Các ngân hàng, đơn vị trung gian thanh toán đã triển khai thanh toán online, không chạm, Mobile Banking... Nhưng quan trọng là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ cũng cần phối hợp đưa nhiều chương trình khuyến mãi, có lợi để kích thích nhu cầu của người dùng thời gian đầu. Chỉ khi người dân thấy hay, có lợi, an toàn khi dùng thanh toán không tiền mặt sẽ không quay lại phương thức cũ nữa" - ông Lê Thành Trung nói.

Phó Tổng giám đốc Vietjet, bà Nguyễn Thị Thúy Bình, cho hay hiện 99% các khoản thu của hãng đã không còn liên quan gì đến tiền mặt. Năm 2019, tổng thu không tiền mặt của toàn hệ thống Vietjet đạt 2,5 tỉ USD. Thời gian qua, hãng đã liên tục phát triển các tiện ích thanh toán cho khách hàng thông qua nhiều kênh thanh toán không tiền mặt, mới đây là hình thức trả góp online…

"Nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn và thường xuyên đã thu hút, tạo những thói quen mua hàng, thanh toán trực tuyến của khách hàng. Theo tôi, dịch vụ đa dạng, phương thức mua vé và thanh toán trực tuyến phong phú, tiện lợi sẽ kích thích mạnh hơn đến thói quen tiêu dùng của thị trường" - Phó tổng giám đốc Vietjet chia sẻ.

Còn theo ông Nguyễn Đăng Hùng, Phó tổng giám đốc Công ty CP thanh toán quốc gia Napas, người dân TP HCM và Hà Nội có thể nộp lệ phí trước bạ ôtô, xe máy thông qua hệ thống 38 ngân hàng phát hành thẻ nội địa Napas.

Để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt phát triển hơn nữa, Napas đang miễn phí thanh toán dịch vụ công đến hết ngày 31-12-2020, đồng thời đang mở rộng dịch vụ với các loại phí, thuế cá nhân khác, giải ngân các gói hỗ trợ người dân và thanh toán mua xăng dầu trong tương lai.

Có mặt tại hội thảo, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP HCM, cho biết TP đang hướng tới xây dựng đô thị thông minh và một trong những mục tiêu quan trọng là xây dựng xã hội không tiền mặt. Đến nay, 80% trường học ở TP không dùng tiền mặt, 400 trường học công tổ chức thu phí qua kênh ngân hàng. Dịch vụ y tế thực hiện thu không tiền mặt khiêm tốn hơn, đạt 50%, trong đó một số bệnh viện Chợ Rẫy, Nhi Đồng… đã áp dụng các phương thức thanh toán điện tử, tạo thuận lợi rất lớn cho người bệnh. TP cam kết dịch vụ công không dùng tiền mặt theo chỉ thị 22 của Chính phủ và sẽ làm việc với các đơn vị để thúc đẩy việc này trong năm nay.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo