xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thay đổi thói quen tiêu dùng

Thanh Nhân

L.T.S: Giữa nhịp sống đô thị gấp gáp, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng hàng hóa và không gian mua sắm tiện ích. Từ đó, loại hình cửa hàng tiện lợi ra đời, dần thay thế chợ truyền thống. Phân khúc thị trường này chính là thời cơ của các nhà đầu tư nhanh nhạy

Cửa hàng tiện lợi gặp thời

Bên cạnh các doanh nghiệp trong nước, nhiều công ty nước ngoài cũng tích cực đầu tư mở rộng chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, cửa hàng tiện lợi là một kênh đầu tư hấp dẫn vì dễ kiếm mặt bằng, chi phí đầu tư thấp, điều kiện phân phối thuận tiện… Loại hình này đang phát triển ngày càng mạnh, tiến sâu vào các khu dân cư, KCX-KCN, thậm chí vào cả… các chợ.

Cánh tay nối dài của siêu thị

Cuối tháng 4-2012, Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM - Saigon Co.op đã đưa vào hoạt động cửa hàng Co.op Food thứ 7 tại các KCX-KCN của hệ thống tại KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh - TPHCM. Đây là Co.op Food lớn nhất trong hệ thống. Trước đó, hệ thống Vinatex Mart cũng đưa vào hoạt động cửa hàng Vinatex NBC ở phường Tân Thuận Đông, quận 7 để phục vụ công nhân lao động tại Công ty May Nhà Bè và người dân trong khu vực.

Từ đầu năm đến nay, nhiều cửa hàng tiện lợi của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satrafoods), Ministop (Nhật Bản), Daiso (Nhật Bản)… đã liên tục ra đời. Thành đoàn TPHCM cũng phối hợp với một số đơn vị mở các cửa hàng tiện lợi. Dự kiến, đến tháng 6-2012, mỗi quận có ít nhất 3 cửa hàng, mỗi huyện ngoại thành có ít nhất 4 cửa hàng, mỗi KCX-KCN ít nhất 3 cửa hàng.

Theo các doanh nghiệp (DN) đầu tư cửa hàng tiện lợi, mô hình này đang có nhiều điều kiện cơ bản để phát triển, đó là sự dịch chuyển xu hướng mua sắm, đánh vào phân khúc người tiêu dùng có tiền, không có nhiều thời gian cho việc mua sắm hằng ngày; đòi hỏi hàng hóa phải chất lượng, vệ sinh, tươi ngon. Đối tượng khách hàng chính của cửa hàng tiện lợi là người có thu nhập khá trở lên, có yêu cầu cao hơn về chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Đây là thị trường rất hấp dẫn, được ví như cánh tay nối dài của các siêu thị để kéo khách hàng đến với hệ thống của mình.

img
Khách hàng mua sắm tại cửa hàng Daiso (Nhật Bản) trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TPHCM). Ảnh: HỒNG THÚY
Tính đến thời điểm này, Co.op Food đã có 40 cửa hàng và mục tiêu đến cuối năm 2012 sẽ mở thêm khoảng 30 cửa hàng nữa. Satrafoods cũng đang có kế hoạch mở thêm 20 cửa hàng trong năm nay. Công ty Vissan cũng đã có hơn 80 cửa hàng giới thiệu sản phẩm; Công ty Tiếp Thị Gia Đình cũng đã mở 2 cửa hàng TTGĐ Foods, nhắm vào đối tượng phụ nữ hiện đại và tập trung ở các khu dân cư cao cấp.

Không chỉ DN trong nước mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng tích cực tham gia phân khúc thị trường này. Hệ thống Ministop (Nhật Bản) đã khai trương cửa hàng đầu tiên trong tháng 12-2011 và đến nay đã có 2 cửa hàng. FamilyMart cũng đã có 16 cửa hàng, dự kiến sẽ mở tổng cộng 27 điểm bán trong năm nay. Circle K (Mỹ) cũng lên kế hoạch đạt 40 cửa hàng trong năm nay.

Sống khỏe

Trong khi các kênh phân phối bán lẻ ít nhiều gặp khó khăn do sức mua suy giảm thì mức độ tác động đến các cửa hàng tiện lợi lại không đáng kể. Bà Trần Thị Tuyết Hoa, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết nếu so với mặt bằng chung, doanh thu của các cửa hàng tiện lợi sụt giảm không đáng kể.
Ngày càng nhiều khách hàng đi chợ tại cửa hàng tiện lợi nên Co.op Food đã tăng tỉ lệ các mặt hàng tươi sống lên nhiều hơn: 30% - 40% tại cửa hàng ở các khu dân cư và 20% tại cửa hàng ở KCX-KCN. Lượng khách đến cửa hàng có xu hướng tăng, đặc biệt trong những ngày mưa, người tiêu dùng lười đi siêu thị hoặc đi chợ. Bà Lê Minh Trang, Tổng Giám đốc Satra, cho biết hàng tươi sống chiếm đến 70% tại Satrafoods, chủ yếu phục vụ nhu cầu đi chợ hằng ngày của khách hàng nên được đón nhận.
Các cửa hàng tiện lợi chuyên về hàng gia dụng, hóa mỹ phẩm cũng ít chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Vừa khai trương thêm một cửa hàng tại quận Thủ Đức, Công ty TNHH Daiso Việt Nam đang tính đến phương án hợp tác với hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim theo hướng ở đâu có Nguyễn Kim, ở đó có Daiso.
Theo bà Nguyễn Thùy Trang, Giám đốc điều hành Daiso Việt Nam, nhờ chiến lược kinh doanh “không đụng hàng” nên dù kinh doanh văn phòng phẩm, sản phẩm mát-xa, đồ gia dụng nhưng Daiso luôn có đối tượng khách hàng riêng, doanh thu các cửa hàng Daiso đang tăng trưởng tốt. Trung bình, cứ 3 tuần, Daiso Việt Nam nhập hàng một lần và mỗi lần nhập khoảng 80.000 sản phẩm. “Nhiều khách hàng muốn hợp tác mở cửa hàng ở tỉnh nhưng hiện thời chúng tôi chưa có kế hoạch đó” - bà Nguyễn Thùy Trang cho biết.

Để mô hình cửa hàng tiện lợi phát triển, các DN cần có chiến lược định vị thương hiệu và bảo đảm các tiêu chí về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng chấp nhận mua hàng ở cửa hàng tiện lợi với mức giá cao hơn mặt bằng chung, ngược lại cũng đòi hỏi DN phải cung ứng hàng hóa chất lượng tốt, ít biến động về giá.

Ông Nguyễn Trung Thẳng (Chủ tịch Masso Group)

Kỳ tới: Chợ truyền thống đuối dần

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo