xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thấy gì từ đợt biến động tỉ giá vừa qua?

Viết Vinh

(NLĐO) - Khoảng 2 tuần sau Tết Nguyên đán, tỉ giá và thị trường ngoại hối tiếp tục diễn biến ổn định. Tuy nhiên từ ngày 9-3, tỉ giá bắt đầu có xu hướng tăng ở cả thị trường chính thức và thị trường tự do.

Diễn biến trên thị trường thời gian qua cho thấy tỉ giá trên thị trường khá nhạy cảm với diễn biến đồng USD trên thị trường thế giới cũng như những động thái điều hành chính sách tiền tệ của các nước, đặc biệt là những thông tin về quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Ngay sau khi FED công bố thông tin về quyết định chính sách của mình, USD giảm giá, vàng thế giới tăng trở lại khiến chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế thu hẹp, tỉ giá thị trường tự do cũng như trên thị trường chính thức đều giảm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trên cơ sở theo dõi sát diễn biến của thị trường, phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ, có thể thể đưa ra có một số nhận định:

Thứ nhất, mặc dù đồng USD tăng giá nhưng chỉ tăng giá mạnh so với một số đồng tiền chủ chốt như Euro (9,7%); đô la Canada (7,51%); bảng Anh (4,65%);... nhưng lại tăng không nhiều so với các đồng tiền trong khu vực châu Á. Tỉ trọng thương mại của Việt Nam với các nước có đồng tiền mất giá mạnh so với USD lại khá nhỏ, trong khi tỉ trọng thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực có đồng tiền mất giá không lớn so với USD lại chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều.

Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động điều chỉnh 1% tỉ giá ngay từ đầu năm cũng là sự chủ động dẫn dắt thị trường, phù hợp với xu hướng của các đồng tiền trong khu vực.

Thứ hai, xu hướng đồng bản tệ giảm giá tại các nước chủ yếu là do các ngân hàng (NH) trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua các công cụ như điều chỉnh giảm lãi suất, mở rộng các gói nới lỏng định lượng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, dẫn đến đồng bản tệ mất giá chứ không điều chỉnh tỉ giá một cách trực tiếp để giảm giá đồng bản tệ, hỗ trợ xuất khẩu.

Đối với Việt Nam, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát được kiểm soát, chính sách tiền tệ được thực hiện theo hướng đưa tiền ra nhiều hơn và điều tiết giảm mạnh lãi suất trong vòng hơn 3 năm qua để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tỉ giá được điều chỉnh tăng từ 1-2%/năm trong suốt giai đoạn 2012-2015 (chưa kể đến những năm trước đó, đồng VND liên tục mất giá và thậm chí mất giá khá mạnh so với USD, mạnh nhất là 9,3% trong năm 2011), ngay cả trong những giai đoạn đồng USD mất giá trên thị trường quốc tế, tỉ giá VND/USD vẫn luôn được điều chỉnh tăng.

Với việc duy trì chính sách tỉ giá như Việt Nam, thời gian qua, khi các đồng tiền trong khu vực lên giá, thì trên thực tế VND đã mất giá tương đối với các đồng tiền trong khu vực. Điều đó cho thấy không nhất thiết phải điều chỉnh mạnh tỉ giá theo đúng mức độ mất giá của các đồng tiền chủ chốt so với đồng USD, mà việc điều chỉnh tỉ giá cần có cách nhìn toàn diện với mối tương quan giữa VND nhiều các đồng tiền, đặc biệt cần gắn kết với việc xem xét tỉ trọng thương mại của Việt Nam với các nước.

Thứ ba, việc sử dụng công cụ tỉ giá trong thời điểm này để hỗ trợ xuất khẩu cần có cái nhìn toàn diện về sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam và gắn kết phân tích tác động của việc tăng tỉ giá tới xuất khẩu cùng với tác động lên nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh nhập khẩu đang tăng trưởng trở lại, bởi vì:

Việc điều chỉnh tăng mạnh tỉ giá có thể làm tăng xuất khẩu nhưng chi phí đầu vào xuất khẩu cũng tăng, theo đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế không cao. Sức cạnh tranh hàng hóa không chỉ dựa vào yếu tố giá mà còn dựa trên nhiều yếu tố như mẫu mã, chủng loại, tính năng vượt trội, sự thỏa mãn đối với người mua hàng...

Với cơ cấu kinh tế của Việt Nam có đặc điểm phụ thuộc phần lớn vào nguồn máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu, việc điều chỉnh mạnh tỉ giá sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu vì theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khoảng 90% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất và chỉ có 10% là hàng tiêu dùng, dẫn tới tăng giá thành sản phẩm đầu ra, giảm tính cạnh tranh của hàng hóa, đồng thời tăng áp lực lạm phát trong nước.

Mặt khác, trong điều kiện công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển, nếu điều chỉnh tăng tỉ giá quá lớn sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu, tăng chi phí đầu vào của sản xuất, gây khó khăn cho doanh nghiệp và sự phục hồi kinh tế.

Thứ tư, việc điều chỉnh tăng tỉ giá lớn hơn mức cam kết đề ra từ đầu năm sẽ ảnh hưởng tới việc tăng nghĩa vụ nợ nước ngoài tính bằng VND của khu vực Chính phủ cũng như doanh nghiệp. Trong điều kiện nợ công đã được chú trọng kiểm soát thì việc điều chỉnh tăng tỉ giá cần hết sức thận trọng, đảm bảo duy trì khả năng trả nợ nước ngoài và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ năm, cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế cơ bản vẫn có thặng dư, và với mức dự trữ ngoại hối Nhà nước hiện nay, hoàn toàn có cơ sở để ổn định tỉ giá trong biên độ đề ra từ đầu năm.

Mặc dù nhập siêu trong 2 tháng rưỡi đầu năm nay khoảng 1,75 tỉ USD nhưng nhờ tiếp tục thu hút được một lượng lớn ngoại tệ từ các nguồn khác như kiều hối, giải ngân đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp nước ngoài, cán cân thanh toán tổng thể vẫn tiếp tục thặng dư khoảng 2,8 tỉ USD trong quý I/2015 và dự báo cả năm 2015 sẽ tiếp tục thặng dư.

Như vậy, có thể nói biến động tăng tỉ giá thời gian vừa qua chủ yếu là do tác động tâm lý trước thông tin nhập siêu khá lớn trong 2,5 tháng đầu năm chứ trên thực tế xét về tổng thể cung cầu ngoại tệ, xét tới tất cả các hạng mục giao dịch trong cán cân thanh toán thì không phải là yếu tố từ cung cầu ngoại tệ.

Dưới góc độ mua bán ngoại tệ của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng, những ngày qua, về cơ bản cung cầu mua/bán ngoại tệ từ TCTD khá cân bằng, nhu cầu của các doanh nghiệp không có gì lớn và đột biến.

Thứ sáu, tỉ giá thị trường tự do tăng chủ yếu vẫn là do yếu tố tâm lý trước xu hướng tăng giá của đồng USD, còn yếu tố từ nhu cầu ngoại tệ cho nhập lậu vàng để hưởng lợi khi chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế tăng cao thì không lớn bởi với tinh thần của Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng, và quy định xử phạt vi phạm về quản lý ngoại hối nặng lên rất nhiều, kể cả tịch thu tang vật.

Phát biểu trên báo chí chiều ngày 25-3, Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhìn nhận mặt bằng tỉ giá hiện vẫn thấp xa so với mức trần tỉ giá 21.673 đồng/USD, giá bán ra tại các ngân hàng đều dưới 21.500 đồng/USD. Những biến động trên thị trường vừa qua chủ yếu do tâm lý, còn cung - cầu ngoại tệ cơ bản không biến động lớn. Do đó, NHNN khẳng định không điều chỉnh tỉ giá mà sẽ tiếp tục ổn định tỉ giá sẽ có lợi hơn nhiều trong giai đoạn này.

Tỉ giá hạ nhiệt

Sau khi NHNN khẳng định không điều chỉnh tỉ giá, lập tức thị trường ngoại tệ vào sáng 26-3 lắng dịu. Tỉ giá USD/VNĐ trong và ngoài NH đồng loạt đi xuống.

Tại NH Ngoại thương, giá 1 USD mua vào giảm 30 đồng, bán ra giảm 25 đồng

giao dịch ở mức 21.460 – 21.525 đồng/USD. NH Công thương (Vietinbank) mạnh tay giảm 45 đồng/USD xuống còn 21.455 đồng/USD mua vào, bán ra 21.515 đồng/USD. NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng giảm giá giao dịch ngoại tệ tương tự Vietinbank, Vietcombank.

Trong khi đó, các NH thương mại cổ phần như Techcombank, Quân đội, Sài Gòn giảm giá bán ngoại tệ 50 đồng/USD.

Trên thị trường tự do, giá  ngoại tệ giảm mạnh 200 đồng/USD từ 21.800/USD xuống còn 21.600 đồng/USD.

Thy Thơ

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo