TTCK niêm yết của Việt Nam hiện nay được thực hiện theo cơ chế khớp lệnh định kỳ. Trong một khoảng thời gian nhất định, các nhà đầu tư sẽ gửi các lệnh đặt mua, đặt bán của mình vào thị trường thông qua các công ty chứng khoán. Các lệnh mua và bán sẽ được khớp với nhau theo nguyên tắc ưu tiên về giá, về thời gian và về khối lượng giao dịch.
2. Thị trường phi tập trung: Là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường chứng khoán niêm yết (tức là Over The Counter – OTC). Hàng hóa giao dịch của thị trường OTC là các chứng khoán chưa niêm yết. Tại đây, các chứng khoán sẽ được chào mua, chào bán có cạnh tranh về giá, đồng thời có thể thương lượng với nhau để có mức giá chung cho người mua, người bán.
3. Thị trường yết giá: Là thị trường giao dịch các chứng khoán đăng ký yết giá, giao dịch theo cơ chế thỏa thuận. Tức là công ty chứng khoán đưa giá và khối lượng mua bán của khách hàng của mình lên trung tâm giao dịch chứng khoán. Nhưng giao dịch được thực hiện không theo nguyên tắc khớp lệnh tự động như thị trường niêm yết mà theo nguyên tắc thỏa thuận.
4. Thị trường mua bán thỏa thuận các chứng khoán niêm yết: Là trung tâm giao dịch các chứng khoán đã niêm yết tại sở hoặc trung tâm giao dịch nhưng theo cơ chế OTC. Trung tâm này được lập ra do yêu cầu của các nhà đầu tư là tổ chức cần mua bán với số lượng lớn, có thể gọi là “mua sỉ” chứng khoán niêm yết thông qua thỏa thuận về giá cả. Ở Việt Nam, giao dịch thỏa thuận được áp dụng khi khối lượng giao dịch từ 10.000 cổ phiếu trở lên.
Ngoài bốn loại thị trường trên, để tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính chuyên nghiệp có điều kiện trực tiếp mua bán chứng khoán cho tổ chức của mình, các thị trường lớn có lập ra một mạng giao dịch riêng gọi là “instinet” phục vụ cho việc giao dịch các khối lượng lớn chứng khoán giữa họ với nhau. Cả loại chứng khoán niêm yết trên sàn hoặc loại mua bán OTC đều có thể đem ra giao dịch.
Bình luận (0)