xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiếu cơ chế cho điện mặt trời

Phương Nhung

Phát triển điện mặt trời nhằm thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch, đem lại lợi ích tổng thể cho quốc gia nhưng lại thiếu chính sách hỗ trợ cụ thể

Sáng 21-9, tại hội thảo “Phát triển điện mặt trời Việt Nam - Cơ hội và thách thức” do Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam tổ chức, các diễn giả cho biết nhiều nhà đầu tư rất quan tâm đến nguồn năng lượng sạch này ở Ninh Thuận và chỉ còn chờ Chính phủ ban hành cơ chế để thực hiện.

Nhiều tiềm năng

Theo ông Đặng Đình Thống, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, thị trường đầu tư lĩnh vực điện mặt trời đang rất sôi động và nhiều nhà đầu tư cũng sẵn sàng rót vốn vào lĩnh vực này. Hiện có khoảng 30 nhà đầu tư trong và ngoài nước (chủ yếu là Hàn Quốc, Pháp, Ấn Độ) mới xúc tiến lập các dự án điện mặt trời công suất 20 MW đến trên 300 MW tại một số địa phương. Trong đó, ngoài tập trung vào một số địa phương “đặc thù” như Ninh Thuận, Bình Thuận, các dự án còn mở rộng ra cả Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Bạc Liêu…


Hệ thống điện mặt trời tại Trường Sa Ảnh: NGỌC TUẤN

Hệ thống điện mặt trời tại Trường Sa Ảnh: NGỌC TUẤN

Thực tế, Việt Nam có tiềm năng rất lớn với mật độ năng lượng mặt trời trung bình khoảng 4,3 KWh/m2, số ngày nắng nóng trung bình khoảng 2.000 giờ/năm. Đặc biệt, từ Đà Nẵng trở vào, tiềm năng năng lượng mặt trời tốt hơn hẳn với mật độ năng lượng bức xạ trong khoảng 4,5-5 KWh/m2, số ngày nắng trung bình là 2.200 - 2.500 giờ/năm. Với các huyện đảo xa, tận dụng ánh nắng để phát điện là giải pháp hiệu quả bởi chi phí kéo điện từ đất liền ra rất tốn kém.

Theo TS Trần Thị Thu Trà, Ban Quản lý đầu tư (Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN), điểm thuận lợi là với dự án điện mặt trời ở miền Trung, miền Nam thì phụ tải cực đại cũng chính là lúc năng lượng bức xạ của mặt trời lớn nhất. Do đó, nguồn điện này nối vào lưới sẽ rất hiệu quả trong việc cung cấp điện cho phụ tải. “Thuận lợi nữa là khả năng tận dụng phát điện mặt trời trên các hồ thủy điện là rất lớn. Khi lắp các tấm pin này ở các hồ thủy điện sẽ vừa giảm lượng bốc hơi nước vừa tận dụng được diện tích đó để phát điện mặt trời. EVN cũng đang xúc tiến nghiên cứu nhiều dự án trên các hồ Trị An, Đồng Nai” - bà Trà thông tin.

Cũng theo bà Trà, Việt Nam là quốc gia đang phải nhập khẩu năng lượng, cụ thể là nhập than và khí hóa lỏng để phát điện. Do đó, nếu khai thác được bức xạ mặt trời sẽ là cơ hội rất lớn để giảm chi phí đầu tư và vận hành lưới điện.

Đau đầu đấu nối điện lên lưới

TS Trần Thị Thu Trà nhận định dù tiềm năng lớn nhưng việc đấu nối điện mặt trời lên lưới sẽ có rất nhiều vấn đề. “Công suất điện mặt trời lên xuống gần như tức thì mà điện sản xuất ra buộc phải tiêu thụ hết. Trong khi đó, các nhà máy nhiệt điện than muốn khởi động lên công suất cực đại cần thời gian nhất định nên yêu cầu có công suất dự trữ cực lớn để khi điện mặt trời ngừng phát thì ngay lập tức có thể huy động để bù vào công suất thiếu hụt. Chính điều này sẽ làm chi phí vận hành của ngành điện tăng thêm” - bà Trà nhấn mạnh.

Một điểm khó khác của điện mặt trời được ông Đặng Đình Thống chỉ ra là vấn đề quỹ đất, công tác đền bù giải phóng mặt bằng. “Hiện để sản xuất ra 1 MW công suất điện mặt trời cần tối thiểu 1,5 ha hoặc 2 ha đất. Nếu sản xuất 10 MW thì cần tới 15-20 ha. Đây là khó khăn rất lớn” - ông Thống dẫn chứng.

Đặc biệt, chính sách, thể chế đang là rào cản với doanh nghiệp tham gia ngành năng lượng này. Theo ông Lê Vĩnh Sơn - Chủ tịch nhóm công tác năng lượng sạch và tiết kiệm năng lượng của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà - các chính sách về năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng mặt trời chưa đầy đủ, chưa hình thành, thiếu đồng bộ và chưa gắn kết. Nguồn nhân lực hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, ứng dụng năng lượng sạch còn hạn chế, công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập. “Trong khi đó, đầu tư vào lĩnh vực này cần nhiều vốn nhưng chi phí đầu ra chưa rõ ràng nên làm cản trở đầu tư” - ông Sơn nhấn mạnh.

Ở khía cạnh khác, ông Diệp Bảo Cánh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Năng lượng Mặt trời đỏ, đánh giá nhân lực chuyên môn của các cấp quản lý hiện nay đang thiếu kiến thức chuyên sâu về điện mặt trời nên rất khó trong thẩm định, phê duyệt dự án, quy hoạch, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng và ngân hàng lại không có kế hoạch đào tạo nhân lực phục vụ cho việc thẩm định và xét duyệt tín dụng cho các dự án điện mặt trời… “Cần sớm có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến điện mặt trời để làm cơ sở thẩm định và từ đó giúp người tiêu dùng mua sản phẩm đúng chất lượng, giá cạnh tranh lành mạnh” - ông Cánh góp ý.

Cần tính toán giá hợp lý

Vấn đề mấu chốt của điện mặt trời là tuy giá đầu tư không quá lớn nhưng chi phí giải phóng mặt bằng và nối lưới lại cao, dẫn đến chi phí sản xuất nguồn điện này của Việt Nam cao hơn hẳn các nước đang phát triển.

Giới chuyên gia cho rằng nếu chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời được tính toán vào thông số đầu vào trong phương án giá bán điện hằng năm thì vô hình trung sẽ làm thay đổi giá điện bình quân theo chiều tăng lên. Vì vậy, cần xây dựng biểu giá mua bán điện mặt trời theo cấp điện áp đấu nối, theo mùa và theo thời gian trong ngày, không cao hơn chi phí biên dài hạn của vùng miền.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo