Theo đó, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh là gần 2,4 nghìn tấn, trị giá 4,5 triệu USD ; phụ phẩm sau giết mổ của lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được nhập về nhiều nhất với 5,4 nghìn tấn, trị giá 4,8 triệu USD.
Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói; bột mịn và bột thô ăn được làm từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ gần 10 tấn, trị giá 115 nghìn USD.
Cũng từ 1-1 đến ngày 15-3 cả nước nhập khẩu gần 41 nghìn tấn thịt các loại. Trong đó lớn nhất là thịt gà với 20,6 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng hơn một nửa tổng lượng thịt các loại nhập khẩu về Việt Nam, trị giá gần 19 triệu USD, đứng thứ 2 là thịt trâu bò các loại với 11,8 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng 29%, trị giá 35 triệu USD.
Trong đó, giá trị trung bình của thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2017 chỉ ở mức 1,2 USD/kg tương đương 27,1 nghìn đồng, giá trị trung bình của thịt gà là 0,92 USD/kg tương đương 20,8 nghìn đồng và thịt trâu, bò các loại là 2,96 USD - khoảng 67 nghìn đồng.
Cơ cấu lượng thịt các loại nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2016 và từ ngày 1-1 đến ngày 15-3
Trong năm 2016, lượng thịt lợn các loại được nhập khẩu về Việt Nam đạt 39,4 nghìn tấn, trị giá 44 triệu USD. Trong đó, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh là hơn 12 nghìn tấn, trị giá gần 19 triệu USD; phụ phẩm sau giết mổ của lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh là hơn 27 nghìn tấn, trị giá gần 25 triệu USD.
Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói; bột mịn và bột thô ăn được làm từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ là 81 tấn, trị giá 516 nghìn USD.
Cơ cấu thịt các loại nhập khẩu theo xuất xứ về Việt Nam từ ngày 1-1 đến đến 15-3
Từ đầu năm đến ngày 15-3 thịt các loại nhập khẩu về Việt Nam có xuất xứ từ thị trường Mỹ với 14,7 nghìn tấn, trị giá 20,5 triệu USD; Ấn Độ đứng thứ 2 với 7,1 nghìn tấn, trị giá 15,2 triệu USD; tiếp theo là Úc với 2,2 nghìn tấn, trị giá 8,5 triệu USD.
Bình luận (0)