xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tướng: Một số tổ chức tín dụng chạy theo lợi nhuận thiếu an toàn

D.Ngọc

(NLĐO)- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra một số tổ chức tín dụng không tích cực hạ lãi suất theo chủ trương và còn vi phạm nguyên tắc cho vay, chạy theo lợi nhuận thiếu an toàn, tăng trưởng nóng, đầu tư, cho vay vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Chỉ đạo hội nghị "Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2020", sự kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức sáng ngày 2-1 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, những điểm sáng mà ngành ngân hàng đạt được trong năm 2019 là nỗ lực giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và khu vực sản xuất kinh doanh.

Theo Thủ tướng, mặc dù có ý kiến cho rằng, lãi suất tín dụng ở Việt Nam vẫn còn cao so với các nước khác trong khu vực, nhưng với cố gắng của NHNN và các ngân hàng thương mại đã liên tục giảm lãi suất cho vay, đồng thời tiếp tục xu hướng giảm hơn nữa để tạo điều kiện cho nền kinh tế. Xu hướng giảm lãi suất, giảm chi phí cho sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả cho doanh nghiệp và nền kinh tế là kết quả đáng ghi nhận mà ngành ngân hàng đã đạt được trong năm 2019.

Thủ tướng: Một số tổ chức tín dụng chạy theo lợi nhuận thiếu an toàn - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra những điểm còn tồn tại, hạn chế cần được chấn chỉnh mà ngành ngân hàng cần tập trung thay đổi trong thời gian tới

Thủ tướng cũng chỉ ra những điểm còn tồn tại, hạn chế cần được chấn chỉnh mà ngành ngân hàng cần tập trung thay đổi trong thời gian tới. Đó là, đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc, bởi một số đơn vị còn chậm, thiếu quyết liệt, ngại trách nhiệm, dẫn tới kéo dài thời gian và khó xử lý dứt điểm.

Trong khi hoạt động của một số tổ chức tín dụng vẫn còn hạn chế; các chính sách, quy định quản lý, kiểm soát nội bộ và hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng còn bất cập, thì một số tổ chức tín dụng không tích cực hạ lãi suất theo chủ trương và còn vi phạm nguyên tắc cho vay, chạy theo lợi nhuận thiếu an toàn, tăng trưởng nóng, đầu tư, cho vay vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Một số tổ chức tín dụng còn chưa chấp hành nghiêm túc hoặc vận dụng trái quy định, chỉ đạo của NHNN về trích lập dự phòng rủi ro, chưa chú trọng đến an ninh mạng....

Bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng NHNN cần thực hiện tốt các đề án, các nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng như Quốc hội và Chính phủ đã đề ra để xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém, phát sinh nợ xấu… nhằm bảo đảm ổn định, an toàn cho toàn hệ thống. Thủ tướng đặt kỳ vọng, sẽ có nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam lọt vào Top những doanh nghiệp tài chính ngân hàng uy tín và hiệu quả trong khu vực và của quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh ngành ngân hàng cần tăng cường việc ứng dụng công nghệ và các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong mọi hoạt động và nghiệp vụ ngân hàng; khuyến khích phát triển các ngân hàng thương mại chuyển đổi trở thành ngân hàng số và đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược phát triển của toàn ngành ngân hàng một cách nhanh chóng và bài bản.

Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2020, Thống đốc NHNH Lê Minh Hưng cho biết NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng và hài hòa với chính sách tài khóa cùng các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu bình quân dưới 4%.

NHNN cũng sẽ tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mở, điều tiết thanh khoản hợp lý để hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ; điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ và mục tiêu của chính sách tiền tệ; đồng thời, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện và bối cảnh phù hợp.

Cùng với đó, ngành ngân hàng triển khai giải pháp cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2021-2025, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2% và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo