Minh họa: Nguyễn Tài
Quản lý lỏng lẻo
Một doanh nghiệp (DN) nhập khẩu TPCN cho biết: Các quy định, tiêu chuẩn sản xuất TPCN không đòi hỏi nghiêm ngặt, thủ tục cấp phép đơn giản, dễ dàng. Nhà sản xuất chỉ cần nộp hồ sơ xin cấp phép tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, công bố chất lượng và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. Trong khi đó, nếu đăng ký sản xuất thuốc, đơn vị sản xuất phải có hồ sơ chặt chẽ, cơ quan cấp phép thẩm định khắt khe.
Với TPCN nhập khẩu hiện đang có sự không thống nhất trong việc cấp phép lưu hành. Nhiều trường hợp cùng một sản phẩm với cùng hàm lượng như nhau nhưng tại nước sở tại sản phẩm đó được đăng ký là thuốc; khi vào Việt Nam thì không được chấp nhận là thuốc mà là TPCN. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến sự nhập nhằng giữa thuốc và TPCN, một số đơn vị khi đăng ký là TPCN nhưng khi bán hàng lại nói đây là thuốc…
Việc quản lý lỏng lẻo khiến thị trường tràn lan sản phẩm TPCN không rõ nguồn gốc, chất lượng không bảo đảm. Giữa năm 2011, Công an Kinh tế kết hợp với QLTT Hà Nội phát hiện tại một đơn vị xuất nhập khẩu có hơn 1.000 thùng TPCN với các nhãn mác như Glucosamin, Arginin, GinkgoBiloba, Vitamin E của Mỹ nhưng được sản xuất tại Hải Dương. Mới đây, trên thị trường xuất hiện TPCN hiệu Lishou (thuốc giảm cân) loại 40 viên/hộp có chứa hàm lượng sibutramine lên đến 8-10 mg/viên. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khẳng định đây là hàng giả, có hoạt chất độc hại và Bộ Y tế đã có văn bản đình chỉ lưu hành và thu hồi từ tháng 4-2011. Sau gần một năm có lệnh thu hồi, trên thị trường vẫn tràn ngập loại TPCN này.
Tại thị trường TPHCM, ông Đặng Văn Đức, Chi cục trưởng Chi cục QLTT TPHCM, cũng cho biết năm 2011 có phát hiện và xử lý một số trường hợp kinh doanh TPCN giả, nhập lậu. Bà Phan Thị Việt Thu, Tổng Thư ký, Phó Văn phòng Khiếu nại người tiêu dùng TPHCM, cho hay một số DN và dược sĩ phản ánh nhiều loại thuốc không đạt chất lượng đã được chuyển thành TPCN để dễ tiêu thụ và tránh bị cơ quan y tế kiểm soát.
“Hấp dẫn” từ siêu lợi nhuận
Theo một số bác sĩ am hiểu về lĩnh vực dinh dưỡng và TPCN, thị trường TPCN phức tạp còn do đây là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận. Hoa hồng chi cho bác sĩ kê toa, giới thiệu có thể lên đến 30% nên nhiều y, bác sĩ tích cực “quảng bá” TPCN. Một số bác sĩ còn tham gia quảng cáo TPCN dưới nhiều hình thức khác nhau. Mới đây, trong một chương trình sức khỏe trên VTV, TS-BS L.T.T đã tự nhận mình đã sử dụng một loại sâm chống mãn dục nên “da dẻ hồng hào và đẹp hẳn ra”.
Khó xử lý hình sự Vi phạm phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất TPCN là không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm chưa được cơ quan y tế cho phép lưu hành nhưng DN đã sản xuất kinh doanh và quảng cáo phóng đại về công dụng của sản phẩm. Theo ông Đặng Văn Đức, các vi phạm về TPCN mà QLTT lập biên bản chỉ xử lý hành chính nên không đủ sức răn đe. Rất khó xử lý hình sự vì nếu muốn xử lý hình sự thì phải chứng minh thiệt hại cho người tiêu dùng… |
Bình luận (0)