icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thuế nhập khẩu vàng còn nhiều bất cập

Hồng Đức (TBKTVN)

Theo đánh giá của Hội đồng Vàng thế giới, Việt Nam là một thị trường vàng có nhiều tiềm năng và triển vọng với lợi thế vượt trội so với các nước trong khu vực về dân cư đông đúc, chi phí nhân công rẻ với một lực lượng hùng hậu nghệ nhân và thợ kim hoàn.

Theo ước tính, trong năm 2003, thị trường vàng Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 59 tấn vàng nguyên liệu, đứng hàng thứ nhì tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và vượt xa các quốc gia ASEAN khác như Thái Lan và Malaysia

Theo con số thống kê, trên toàn quốc hiện có khoảng hơn 7.000 doanh nghiệp (DN) lớn bé hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu vàng bạc, đá quý và hàng trang sức, thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có khoảng gần 10 DN có vốn đầu tư nước ngoài. Các DN này đang thu hút hàng chục ngàn lao động và tạo ra sản phẩm trị giá hàng chục ngàn tỉ đồng mỗi năm, đóng góp phần thu từ thuế đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, theo đánh giá, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngành vàng Việt Nam còn chưa phát triển xứng với tiềm năng của nó và chưa phát huy được những thế mạnh cần thiết để đáp ứng xu thế hội nhập. Có nhiều ý kiến từ các DN cho rằng bên cạnh các nguyên nhân chủ quan như hạn chế về vốn, công nghiệp, năng suất lao động và trình độ nhân công thấp..., còn có một nguyên nhân khách quan nữa phải kể đến là chính sách thuế của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý, mặc dù đã đổi mới rất nhiều nhưng vẫn còn vài điểm bất cập.

Việt Nam: Thuế suất NK vàng thỏi cao nhất khu vực

Trước hết là thuế nhập khẩu. Theo thống kê của Hội đồng Vàng thế giới, trong vài năm gần đây, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 50-60 tấn vàng nguyên liệu, nhưng tổng lượng vàng khai thác được trong nước chỉ đạt 2-3 tấn/năm. Như vậy gần như toàn bộ lượng vàng nguyên liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước phải nhập từ nước ngoài. Nói cách khác, Việt Nam là một nước chủ yếu nhập khẩu vàng. Hiện nay, hoạt động xuất nhập vàng vẫn do Ngân hàng Nhà nước quản lý, cấp phép. Thế nhưng theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2003, lượng vàng nguyên liệu nhập theo quota của Ngân hàng Nhà nước cấp-tức là nhập theo con đường chính ngạch chỉ xấp xỉ 10 tấn, vậy số còn lại tất nhiên là nhập theo con đường tiểu ngạch, tức là nhập lậu. Tại sao con số nhập lậu lại chiếm tỉ trọng  lớn như vậy, chiếm tới 85% tổng kim ngạch nhập khẩu vàng, lên tới 50/58 tấn với tổng trị giá là 650 triệu USD, tương đương khoảng  10.400 tỉ đồng theo giá thế giới hiện hành? Chỉ bởi một lý do đơn giản là để trốn thuế nhập khẩu.

Cùng với Hàn Quốc và Philippines, Việt Nam hiện nay đang quy định thuế suất nhập vàng thỏi cao nhất khu vực (3%), trong khi đại đa số các quốc gia khác đã giảm thiểu xuống chỉ còn 0,5% hay 0%. Do thuế suất nhập khẩu vàng nguyên liệu cao cùng với giá vàng thế giới những năm qua biến động mạnh, hầu hết các DN thực hiện nhập khẩu theo đường chính ngạch đều rơi vào tình trạng khó khăn, thường may lắm là hoàn vốn, hoặc có lãi cũng không đáng kể, nhiều DN lỗ ''chổng vó''.

Thuế VAT vàng thành phẩm: Cũng... ngất ngưởng

Thêm vào đó, do chi phí nhập vàng nguyên liệu cao, cộng với thuế VAT đánh vào vàng thành phẩm cũng cao (trước đây là 20%, mới giảm xuống 10%) khiến cho giá thành sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ bán ra trên thị trường không có tính hấp dẫn và không cạnh tranh được với hàng hóa vừa đẹp, vừa rẻ của các quốc gia láng giềng có thị trường vàng phát triển và thuế suất nhập khẩu lại ở mức 0%, Vì thế không khuyến khích các DN mở rộng sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vàng, khiến họ không có ý chí vươn lên và không có điều kiện để cạnh tranh được với nước ngoài. Hầu hết các DN kinh doanh vàng đều phải phát triển thêm các ngành kinh doanh phụ như đầu tư tài chính, địa ốc, kinh doanh bất động sản... để có thể nuôi sống cho ngành chính của mình là kim hoàn và có được một vài thương hiệu vàng Việt Nam đáng tự hào như ngày nay, chẳng hạn như SJC, PNJ. Các chủ DN cho rằng đây cũng là một trong những nguyên nhân chính giải thích tại sao lượng vàng trang sức xuất khẩu ra nước ngoài của các DN Việt Nam lại chỉ dừng ở con số bé nhỏ như vậy (trị giá dưới l triệu USD) trong khi lượng vàng nguyên liệu tiêu thụ mỗi năm không phải là nhỏ. Đồng thời là lý do để hiện tượng nhập lậu vàng, mua vàng trôi nổi trên thị trường để làm vàng nguyên liệu là một hiện tượng phổ biến, thậm chí được thừa nhận trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng. Hệ quả của hiện tượng này là Nhà nước mất đi nguồn thu lớn cho ngân sách về thuế, các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới phát triển có quy mô, gây lũng đoạn thị trường, vi phạm kỷ cương phép nước, khiến cho các DN dù lớn và mong muốn làm ăn chính đáng vẫn buộc phải nhập lậu, mua vàng trôi nổi trên thị trường để giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh bởi vì trong kinh doanh, cứ hàng của ai rẻ đẹp là người đó được.

Thuế suất mới mang lại lợi ích gì?

Xuất phát từ thực tế trên, tất cả các chủ DN có mặt tại cuộc hội thảo “Chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh vàng” đều thống nhất kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính nên thống nhất  một biểu thuế đối với việc nhập khẩu vàng nguyên liệu, đồng thời áp dụng mức thuế suất chung cho việc nhập khẩu vàng nguyên liệu là từ 0,3%-0,5% (hiện nay đang là l%). Theo đánh giá của ông Nguyễn Thanh Trúc - Tổng Giám đốc Công ty Kinh doanh mỹ nghệ, kim hoàn, vàng bạc đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, nếu làm được như vậy, Nhà nước sẽ đạt được 3 thành công lớn. Thứ nhất là thu thuế Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu vàng chắc chắn sẽ tăng gấp đôi, gấp ba. Thứ hai, số lượng các DN vàng bạc đá quý Việt Nam tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu tăng gấp bội và thu được lợi nhuận lớn hơn, giải quyết một lượng lớn lao động thủ công, các DN phát triển tốt hơn để từng bước có thể hội nhập và cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Thứ ba, góp phần đắc lực chống tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới, số vàng xuất nhập lậu sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 25% so với 85%-90% như hiện nay. Và cuối cùng nhờ đó Nhà nước cũng thu được một lượng lớn ngoại tệ.

Ngoài ra, đối với mặt hàng kim cương và đá quý, một trong những nguyên liệu không thể thiếu của ngành sản xuất vàng trang sức, theo các DN mức thuế nhập khẩu hiện nay là hợp lý, nhưng có một điểm bất cập là khi hàng về đến cảng phải đóng ngay thuế GTGT đầu vào là 10%, theo quy định sẽ được khấu trừ vào đầu ra của sản phẩm và kinh doanh mặt hàng này lại là các DN áp dụng hình thức đóng thuế theo phương pháp trực tiếp. Thế có nghĩa là DN không thể thu lại khoản thuế GTGT đầu vào đã đóng tại cửa khẩu.

Vì vậy, các DN thống nhất kiến nghị Nhà nước bãi bỏ quy định phải đóng thuế GTGT đầu vào tại cửa khẩu đối với mặt hàng kim cương và đá quý, giá bán đá quý giống như đối với nhập khẩu vàng nguyên liệu, như vậy mới có được sự đồng bộ về thuế trong một loại hàng hóa là vàng trang sức.

Mặt khác, theo ông Nguyễn Thành Long, Phó Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), việc áp dụng thưế suất 0% hoặc miễn giảm thuế GTGT đối với vàng trang sức xuất khẩu còn có vướng mắc. Trên thực tế, các loại hình ''xuất khẩu tại chỗ'' (bán hàng cho khách nước ngoài, thanh toán thông qua thu đổi ngoại tệ từ USD mặt, Visa Card, Master Card) và bán hàng thu ngoại tệ cho khách du lịch tại khu cách ly sân bay không được miễn thuế GTGT mà phải đóng thuế như bán trong nước (trước đây là 20%, hiện nay là 10% kể từ đầu 2004), mặc dù thực tế đây là loại hình xuất khẩu thu ngoại tệ. Vì vậy nhiều DN đề nghị Chính phủ nên có chính sách khuyến khích về thuế GTGT đối với ngành hàng này, chẳng hạn như hàng vàng bạc đá quý báu thu ngoại tệ tại khu cách ly sân bay được mở tờ khai hải quan và được coi như hàng xuất khẩu, không tính thuế đầu ra; Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép các DN có doanh số bán vàng bạc đá quý lớn theo hình thức xuất khẩu tại chỗ được trực tiếp bán thu ngoại tệ và qua đó cũng được áp dụng không tính thuế GTGT đầu ra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo