Với tỉ giá này cộng biên độ 3%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch USD với giá trần là 22.564 đồng/USD. Tuy nhiên, lúc 9 giờ 30 phút, tỉ giá tại các NH thương mại gần như không biến động.
Cụ thể, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank)… đồng loạt mua vào 22.470 đồng/USD, bán ra 22.540 đồng/USD, thấp hơn giá trần 24 đồng/USD.
Ngân hàng Nhà nước đã bán 700 triệu USD cho một số ngân hàng thương mại với giá 22.700 đồng/USD
Ngoài việc tỉ giá trung tâm tăng, giảm hằng ngày, điểm khác biệt của cơ chế điều hành tỉ giá mới là Ngân hàng Nhà nước sẽ bán USD có kỳ hạn cho các ngân hàng thương mại có trạng thái ngoại tệ âm từ 5% đến 0%. Điển hình là trong ngày cuối cùng của năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã bán cho một số ngân hàng thương mại khoảng 700 triệu USD, kỳ hạn 3 tháng với giá 22.700 đồng/USD.
Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết: Do các đã có sẵn nguồn cung hàng trăm triệu USD trong tương lai nên tại thời điểm này các ngân hàng sẽ mạnh dạn bán kỳ hạn USD cho khách hàng. Điều này lý giải vì sao trong ngày 4 và 5-1, giá mua -bán USD tại các ngân hàng dậm chân tại chổ.
Đến cuối tháng 3- 2016, nếu thị trường thuận lợi các ngân hàng sẽ mua USD từ Ngân hàng Nhà nước bù đắp lại cho số ngoại tệ đã bán cho khách hàng. Khi đó, thị trường ngoại tệ tỉ giá mang tính “nội bộ” ngân hàng là 22.700 đồng/USD.
Trong khi đó, doanh nghiệp mua USD của ngân hàng theo kỳ hạn 3 đến 365 ngày với mức giá được tính bằng gián bán ra USD tại thời điểm ký hợp đồng, cộng với một biên độ nhất định do hai bên thỏa thuận.
Trên thị trường tự do, giá USD cũng không thay đổi so với ngày hôm qua, giao dịch phổ biến ở mức 22.620 đồng mua vào và 22.640 đồng bán ra.
Bình luận (0)