xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT LÀ XU THẾ TẤT YẾU (*): Tránh hình thành “địa chủ mới”

DƯƠNG QUANG

Những nhà tư bản thân hữu mượn bàn tay công quyền thu hồi đất của nông dân với giá rẻ rồi chuyển đổi dự án hoặc bán sang tay để thu lợi mới là những “địa chủ” đáng sợ!

Tại điều 129, Luật Đất đai 2013 có quy định về “Hạn mức giao đất nông nghiệp”, còn gọi là hạn điền và thời hạn giao đất. Theo đó, hạn mức tối đa mà mỗi hộ gia đình được phép tích tụ theo luật là 30 ha.

Thực tiễn đã khác xa luật

Quan điểm của Luật Đất đai 2013 về hạn điền là tạo sự công bằng với mọi nông dân về quyền sở hữu đất đai, đồng thời ngăn chặn nguy cơ hình thành tầng lớp “địa chủ mới”, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn thu lợi từ công sức lao động của nông dân.

Tham quan, thực chứng tại một cánh đồng mẫu lớn ở ĐBSCLẢnh: NGỌC TRINH
Tham quan, thực chứng tại một cánh đồng mẫu lớn ở ĐBSCLẢnh: NGỌC TRINH

Tuy nhiên, thực tế đã khác xa. Vài năm nay đã nổi lên nhiều tỉ phú nông dân làm nông nghiệp quy mô lớn với hàng chục, hàng trăm hecta đất ruộng. Như Báo Người Lao Động đã giới thiệu trong loạt bài này, ở ĐBSCL có không ít hộ sở hữu đến 300 ha đất ruộng, trồng lúa chất lượng cao, có lãi từ 1 tỉ đồng trở lên mỗi năm. Và rất nhiều hộ khác tham gia cánh đồng lớn do các doanh nghiệp tổ chức, vừa bài bản, chuyên nghiệp vừa đạt hiệu quả cao.

Rõ ràng, họ đã vượt qua rào cản của hạn điền và làm giàu nhờ tích tụ ruộng đất. Các hộ cá thể ấy có phải là địa chủ không? Các doanh nghiệp làm cánh đồng lớn ấy có phải là địa chủ không? Hoàn toàn không phải! Chẳng có phát canh thu tô, không có bóc lột, cũng không chiếm hữu tư liệu sản xuất. Ngược lại, nhờ tư duy hiện đại, quản trị khoa học, biết dựa vào kỹ thuật, nhạy bén với thị trường…, những hộ/doanh nghiệp tích tụ ruộng đất đó đã tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn từ sản xuất nông nghiệp và cùng chia sẻ lợi ích với nông dân (nông dân cho thuê ruộng đất hoặc cho thuê sức lao động, góp vốn…). Năng suất cao, thu nhập tăng và bền vững, nông dân phấn khởi. Đây là mặt tích cực của tích tụ ruộng đất, cần phải thừa nhận và sớm luật hóa để tháo gỡ vướng mắc cho nông nghiệp, để nông nghiệp có điều kiện làm ăn lớn, bền vững.

Mở cửa này, phải thu hẹp cửa kia

Nhưng mở rộng hạn điền và cho phép tích tụ ruộng đất phải hết sức lưu ý đến việc thu hồi đất của nông dân.

Điều 62 Luật Đất đai 2013 về “Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” cho nhà nước quyền rất rộng trong việc thu hồi đất làm dự án. Ngoài các nhóm dự án do Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, tại khoản 3, điều 62 có quy định cho phép thu hồi đất để thực hiện các dự án do HĐND cấp tỉnh chấp thuận. Đáng lưu ý, trong khoản 3, tại điểm d có quy định các loại dự án được phép thu hồi đất: Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng...

Thực tế đã xảy ra không ít trường hợp nhà đầu tư móc nối với nhà chức trách để thu hồi đất của nông dân với giá rẻ. Thay vì đứng ra thuê/mua đất của nông dân theo giá thị trường, “tư bản thân hữu” mượn bàn tay của nhà nước bằng chiêu bài lập dự án. Ban đầu là các dự án trong phạm vi luật cho phép, ví dụ như dự án nông - lâm - thủy sản, khi đã nắm quyền sở hữu đất, chủ đầu tư bằng nhiều cách “phù phép” chuyển sang dự án thương mại - nhà ở…, xây - bán và thu bộn tiền. Hậu quả là nông dân bị thiệt, chính sách bị bóp méo, những nhà đâu tư muốn làm nông nghiệp thật sự thì bị tước đoạt cơ hội. Đó là chưa kể còn có tình trạng sau khi nắm dự án xong (nhờ chính quyền địa phương giao đất sau khi thu hồi của nông dân với giá rẻ), nhà đầu tư ấy còn bán sang tay dự án cho nhà đầu tư khác để kiếm lời. Việc bán sang tay có thể qua nhiều lần, nông dân và nhà nước thiệt đơn thiệt kép. Nạn “địa chủ mới” này mới là đáng sợ!

Như vậy, để tránh tình trạng đầu cơ đất giá rẻ núp bóng tích tụ ruộng đất, phải thu hẹp quyền “thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội”. Nếu không, chính sách mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất trong tương lai gần sẽ bị trục lợi.

Hạn mức giao đất nông nghiệp

1. Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau: a) Không quá 3 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực ĐBSCL; b) Không quá 2 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. 2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. 3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất: a) Đất rừng phòng hộ; b) Đất rừng sản xuất...

(Trích điều 129 Luật Đất đai 2013)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo