xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếc cho nho Ninh Thuận!

Bài và ảnh: LÊ TRƯỜNG

Nho Ninh Thuận hiện đã mất dần chỗ đứng trên thương trường vì chất lượng ngày càng sụt giảm

Chuyện những người bán hàng rong ở ga Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận lấy đá cụi độn vào những giỏ nho tươi để tăng trọng bị các cơ quan chức năng phát hiện mới đây như giọt nước tràn ly khiến người tiêu dùng càng quay lưng với loại trái cây một thời vang bóng này.

img
Tư thương mua nho tại vườn ở Ninh Thuận

Nho... buộc dây thun, độn đá

Thông thường, giới tư thương chuyên mua bán trái cây ở Ninh Thuận chia nho thành 3 loại. Loại 1 là những chùm nho trái to, màu đỏ tươi và cuống đầy quả. Loại 2 trái nhỏ hơn, màu sắc không bắt mắt lắm và thưa thớt; còn loại 3 thì mỗi chùm chỉ 3-4 trái, chín bói, thậm chí nứt nẻ.

Sau khi thu mua ở nhà vườn, tư thương lựa những chùm nho loại 1 đóng thùng phân phối về TP HCM, Hà Nội và vài tỉnh miền Tây Nam Bộ. Nho loại 1 có giá bình quân tại vườn 20.000-25.000 đồng/kg, lúc hút hàng có thể lên đến trên 30.000 đồng/kg. Nho loại 2 giá chỉ bằng 1/3 loại 1, thậm chí thấp hơn. Riêng nho loại 3 chỉ dùng để ủ rượu hoặc nấu mật.

Do nho Ninh Thuận vốn có tiếng nên nhiều người bán trái cây lẻ đã lợi dụng để "hóa phép" hàng loại 2, thậm chí cả loại 3, thành loại 1 để trục lợi. Những chùm nho thưa thớt trái được người ta dùng dây thun cột túm lại thành 1 cuống, nếu trên cuống còn chỗ trống thì tiếp tục dùng chỉ khâu vài trái lẻ vào để bít kín. "Không phải dân trong nghề thì cứ nghĩ đây là những chùm nho loại 1. Sự gian dối này càng khó phát hiện hơn khi việc mua bán chỉ diễn ra chóng vánh ở các bến xe, nhà ga" - ông Nguyễn Vũ, chủ một vườn nho ở Ninh Thuận, lo ngại.

Tháng 8-2013 vừa qua, một số khách vãng lai còn cho biết họ bị những người bán hàng rong lừa bán nho tươi độn đá cụi. Thủ đoạn của những người này là xếp nho vào giỏ tre, phía dưới đáy giỏ là lớp đá. Một giỏ nho được chào bán 5-7 kg nhưng thực sự chỉ còn 4-6 kg, thậm chí ít hơn.

Bà Mười Dâu, người có hơn 10 năm mua bán nho ở Ninh Thuận, ngán ngẩm: "Hầu hết người bán lẻ nho đều cột dây thun để trục lợi. Một ký nho "dây thun" lời ít nhất 10.000 đồng. Bây giờ, người ta lại "chơi" kiểu độn đá vào nho để bán thì thất đức quá".

Tại ga Tháp Chàm, theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Ðộng, có hơn 10 người bán nho lẻ trên tàu. "Họ mua vé hẳn hoi và do được phép mang theo 20 kg hành lý nên lách được quy định cấm bán hàng rong trên tàu. Họ thường mua vé tàu tuyến Tháp Chàm - Nha Trang - Tuy Hòa chỉ 50.000 - 60.000 đồng, nếu bán được chừng 15 kg nho "dây thun" hoặc độn đá thì đã lãi trên 150.000 đồng, thậm chí gấp đôi" - một nhân viên nhà ga cho biết.

Khó tìm nho sạch

Theo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Thuận, thời hoàng kim của nho tỉnh này được xác định vào khoảng giữa đầu thập niên 1990, với tổng diện tích xấp xỉ 2.300 ha. Giống nho đỏ Red Cardinal lúc bấy giờ có mặt ở 31 xã, phường trong tỉnh.

Ngoài nho đỏ, cuối năm 2000, khi Viện Nghiên cứu - Phát triển cây bông Nha Hố - Ninh Thuận lai tạo được giống nho xanh NH01- 48, ông Ba Mọi (Nguyễn Văn Mọi - ở xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước - người được giới chuyên canh cây nho ở Ninh Thuận tôn là bậc đàn anh trong nghề) đã trồng thử nghiệm trên 1.000 m2. Tết năm 2003, ông đưa sản phẩm nho sạch của mình vào bán tại các siêu thị ở TP HCM, sức tiêu thụ lập tức lớn hơn cả nho xanh nhập khẩu từ Thái Lan.

Tuy nhiên, thời vàng son của nho "Made in Ba Mọi" cũng chỉ được vài năm. Hiện nho sạch của ông Ba Mọi chỉ còn nhỏ giọt cho thị trường phía Nam vì vốn đầu tư khá cao và diện tích trồng cũng không nhiều.

Với hiện trạng cây nho ở Ninh Thuận bị suy thoái trầm trọng hiện nay, hầu hết nông dân còn cố bám lấy nghề phải dùng cách phun thuốc kích thích để "ép" cây cho trái. Ðể giữ được trái, người trồng nho còn phải sử dụng một lượng lớn thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần. Với cách canh tác này, không ai dám chắc rằng trái nho Ninh Thuận thành phẩm sẽ không có độc tố.

Khẳng định lại thương hiệu

Một thành viên Hiệp hội Nho Ninh Thuận cho rằng với kiểu bán hàng chụp giựt, một số người bán lẻ đã gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu nho của tỉnh.

Theo chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Thuận, dự kiến đến năm 2015, diện tích cây nho toàn tỉnh đạt 3.200 ha, trong đó 1.000-1.500 ha trồng giống mới, với tổng sản lượng hơn 60.000 tấn. Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận cũng đang vào cuộc hỗ trợ nhà vườn ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học để canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nho an toàn. Mục tiêu của tỉnh Ninh Thuận là khẳng định lại thương hiệu trái nho.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo