Những vấn đề trên được đưa ra phân tích, mổ xẻ tại hội thảo khoa học “Khu Kinh tế mở (KTM) Chu Lai - Thực tiễn xây dựng, phát triển và những vấn đề đặt ra” do Tỉnh ủy Quảng Nam, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tạp chí Cộng sản tổ chức hôm qua (18-12) ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam).
Cảng Kỳ Hà ở Khu KTM Chu Lai chỉ tiếp nhận tàu 5.000 - 7.000 tấn, điều này không hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư
Không hấp dẫn nhà đầu tư
Ông Lê Phước Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết 6 năm sau ngày thành lập (5-6-2003) đến nay, Khu KTM Chu Lai chỉ có 52 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký 900 triệu USD. Trong đó, có 32 dự án đang hoạt động với tổng vốn 450 triệu USD. Kết quả này quá khiêm tốn so với mong đợi của địa phương. Theo ông Lê Phước Thanh, số nhà đầu tư đến khảo sát vẫn nhiều nhưng rất ít dự án triển khai hoặc thực hiện chậm hơn so với tiến độ đăng ký. Không ít dự án đăng ký để “xí” đất, chờ thời.
Tại hội thảo, theo các chuyên gia kinh tế, số dự án đầu tư vào Khu KTM Chu Lai ít là hệ quả của một khối ngổn ngang, ách tắc trong cơ chế chính sách, đền bù giải tỏa, tái định cư; sự thiếu hụt hoặc chưa đồng bộ của đầu tư cơ sở hạ tầng..., làm mất dần sức hấp dẫn của các nhà đầu tư. Trong khi cơ sở hạ tầng ở Khu Kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) được đầu tư khá đồng bộ thì ở Chu Lai, vẫn còn một sự thiếu hụt rất lớn. Cảng Kỳ Hà chỉ tiếp nhận tàu 5.000 - 7.000 tấn, sân bay quốc tế Chu Lai hiện tại chỉ hoạt động như một sân bay nội địa cỡ nhỏ, các trục giao thông chính trong Khu KTM Chu Lai cũng chưa được đầu tư rốt ráo.
Cơ chế bóp nghẹt, thiếu đồng bộ
Sau một năm thực hiện theo cơ chế thoáng (chẳng hạn dành toàn bộ nguồn thu tại Khu KTM Chu Lai để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng) rồi khép lại, Khu KTM Chu Lai... trở nên hụt hơi. Thực tế, tỉnh Quảng
Nhiều phát biểu tại hội thảo đã cùng nhận định: Định hướng ban đầu Khu KTM Chu Lai là phải mang tầm quốc tế, phải áp dụng các luật chơi quốc tế nhưng thực tế những việc đã thực hiện trong thời gian qua hoàn toàn mang tính chất địa phương, tự mò mẫm cách làm, tự xin cơ chế, quy hoạch chưa tiên tiến, thiếu chuyên gia giỏi... Vì thế, Khu KTM Chu Lai đến bây giờ chỉ là khu KTM của địa phương.
Đổi mô hình, nâng tầm quản lý
GS-TS Võ Đại Lược (Viện Khoa học Xã hội VN) cho rằng Khu KTM Chu Lai cần sớm chuyển đổi mô hình theo hướng xây dựng đô thị quốc tế, bằng cách tìm kiếm nhà đầu tư có thực lực tham gia liên doanh xây dựng đô thị quốc tế theo hướng VN đóng góp đất đai, kết cấu hạ tầng hiện có và có thể đầu tư thêm; phía nước ngoài quy hoạch phát triển, đầu tư kết cấu hạ tầng, đầu tư một số công trình bất động sản đô thị, quảng bá tiếp thị và đề xuất các thể chế hành chính, kinh tế cần thiết. Ban Quản lý Khu KTM Chu Lai cần được nâng cấp thành một cấp chính quyền ngang với chính quyền TP trực thuộc tỉnh Quảng
Cùng quan điểm trên, PGS-TS Nguyễn Hữu Thắng (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng phải tăng cường tính tự chủ trong quản lý Khu KTM Chu Lai. Theo đó, hình thành khung chính sách chung cho các khu KTM theo hướng “được làm những cái mà pháp luật không cấm”; tăng cường tự chủ tài chính, Nhà nước không đầu tư vốn cho các khu này mà chỉ cho “cơ chế”; trao quyền tự chủ lớn hơn về hành chính cho các khu KTM, tiến tới hình thành bộ máy hành chính riêng đủ điều kiện với quyền và trách nhiệm lớn hơn.
Chu Lai cần được hỗ trợ nhiều hơn
|
Bình luận (0)