xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiêu hủy heo nhiễm chất cấm

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

Sau hơn một tháng tạm lắng, TP HCM lại phát hiện lô heo nhiễm chất tạo nạc bị cấm sử dụng salbutamol

Lô heo vi phạm có giấy chứng nhận kiểm dịch của Đồng Nai, xuất phát từ một trang trại có chứng nhận VietGap (thực hành chăn nuôi tốt) và đưa vào lò giết mổ của Công ty TNHH MTV Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan).

Vượt mức quy định 5 lần

Ngày 27-4, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Cục Cảnh sát Môi trường (C49) và Chi cục Thú y TP HCM phối hợp với Vissan họp báo công bố việc tiêu hủy lô heo nhiễm chất cấm bắt buộc đầu tiên tại TP HCM.

Lô heo nhiễm chất cấm được đưa đi tiêu hủy
Lô heo nhiễm chất cấm được đưa đi tiêu hủy

Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó chánh Thanh tra Bộ NN-PTNT, cho biết chủ lô heo 80 con này là ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Doanh nghiệp (DN) tư nhân Nguyễn Trà (tỉnh Long An), hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển và giết mổ động vật. Lô heo được đưa về cơ sở giết mổ Vissan trưa 20-4 và kết quả test nhanh phát hiện dương tính với salbutamol nên bị lưu giữ để lấy mẫu xét nghiệm tiếp. Kết quả xét nghiệm lần 1 xác định lô heo nhiễm chất cấm nhưng ông Toàn không đồng ý nên phải gửi mẫu xét nghiệm lần 2. Kết quả xét nghiệm lại cũng xác định lô heo bị nhiễm chất cấm gấp 5 lần cho phép (24 ppb). Lúc này, ông Toàn mới ký vào biên bản vi phạm.

Theo quyết định xử phạt, với hành vi giết mổ động vật chứa chất cấm trong chăn nuôi, ông Toàn bị phạt 25 triệu đồng, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy tất cả heo tang vật. Toàn bộ chi phí tiêu hủy khoảng 100 triệu đồng, ông Toàn phải chi trả. Với giá heo hơi ngoài thị trường hiện khoảng 51.000 đồng/kg, lô heo của ông Toàn có giá trị trên 350 triệu đồng. Tại buổi công bố xử phạt, ông Toàn không có mặt. Sau đó, có thông tin ông phải nhập viện nên ủy quyền cho người khác làm việc với cơ quan chức năng.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến, từ sau ngày 1-7, hành vi trên còn có thể bị khởi tố hình sự.

Ngoài xử phạt, cơ quan chức năng đang khẩn trương truy xuất nguồn gốc lô heo nhằm xác định heo có chứng nhận VietGAP bị nhiễm chất cấm là do trại nuôi hay thu gom của thương lái, sau đó hợp thức hóa bằng giấy chứng nhận kiểm dịch.

Kẽ hở từ hộ nuôi nhỏ

Liên quan đến lô heo, ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan, xác nhận có ký hợp đồng mua heo của DN tư nhân Nguyễn Trà để giết mổ và phân phối trong hệ thống. Ngay khi xảy ra vụ việc, Vissan đã cắt hợp đồng thu mua với DN này. Đại diện Vissan cho biết từ đầu năm đến nay, đã phối hợp với Chi cục Thú y TP HCM thực hiện test nhanh 100% lô heo trước khi giết mổ với kinh phí hơn 100 triệu đồng.

Ông Mười cho biết từ ngày 15-4, Vissan công bố cung cấp ra thị trường 100% heo VietGAP. Do các hộ chăn nuôi heo VietGAP thuộc dự án Lifsap (Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm) quy mô nhỏ nên Vissan không thể mua trực tiếp vì thiếu hóa đơn tài chính, không thể thanh toán chuyển khoản theo quy định nên phải qua trung gian.

Theo ông Huỳnh Tấn Phát, Chi cục phó Chi cục Thú y TP HCM, từ ngày 16-3 đến nay, đây là lô heo thứ hai đưa về TP giết mổ bị nhiễm chất cấm. Lô đầu tiên chỉ có 5 con, phát hiện trong một vụ giết mổ lậu ở quận Gò Vấp và cũng đã tiêu hủy toàn bộ theo yêu cầu của chủ hàng.

Từ đầu năm đến ngày 15-3, TP HCM phát hiện đến 37 lô heo (1.696 con) nhiễm chất cấm tại các cơ sở giết mổ, tỉ lệ vi phạm lên đến 12%.

Khổ vì thương lái Trung Quốc gom heo

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ (đơn vị đầu tiên phân phối thịt heo VietGAP tại TP HCM), cho biết hiện có 9 điểm bán lẻ và cung cấp hàng cho hệ thống Big C. Để kiểm soát chặt chất lượng, công ty đã ký hợp đồng trực tiếp với hộ nuôi, được bất ngờ lấy mẫu thức ăn, nước tiểu để xét nghiệm. Trước khi mua heo, công ty test nhanh tại chuồng. Với hàng giao lẻ, công ty đều có niêm phong, đóng dấu, ký tên xác nhận tới khách hàng. Công ty cam kết nếu phát hiện chất cấm sẽ bồi thường tiền gấp 1.000 lần giá trị lô hàng. “Khi ế, hộ nuôi liên tục gọi An Hạ đến bắt heo. Còn hiện nay, thương lái Trung Quốc đang gom hàng khiến công ty phải cạnh tranh mới mua được. Nhiều nông dân chỉ thấy lợi trước mắt hơn là muốn hợp tác lâu dài” - bà Thắm bộc bạch.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo