xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm đặc sản cho du lịch

Bài và ảnh: Lê Trường

Chín tỉnh, thành duyên hải miền Trung và khu Tây Nguyên có lợi thế lớn để phát triển ngành công nghiệp không khói nhưng cách làm hiện nay rất manh mún

“Phải đặc biệt chú trọng những sản phẩm và loại hình du lịch đặc thù của từng địa phương, tiến tới gắn kết các tỉnh, thành duyên hải miền Trung với Tây Nguyên, có như thế mới phát triển bền vững thế du lịch liên hoàn của 2 khu vực này”. Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại hội thảo “Phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung gắn kết với đại ngàn Tây Nguyên” do Tổng cục Du lịch và UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức ngày 18-7 tại tỉnh Ninh Thuận.

Mạnh ai nấy làm

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, do tính chất khác biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch nên thời gian qua, các tỉnh, thành duyên hải miền Trung chủ yếu phát triển du lịch biển đảo; còn khu vực Tây Nguyên tập trung phát triển du lịch văn hóa, lễ hội. Thực tế cho thấy nếu tiếp tục đầu tư kiểu mạnh ai nấy làm chắc chắn sẽ không hình thành các tour du lịch hấp dẫn để phát triển bền vững. “Vì vậy, việc hình thành các sản phẩm đặc thù và kết nối không gian du lịch giữa hai vùng sẽ hỗ trợ nhau, có thể đáp ứng nhiều thị trường du khách khác nhau” - ông Tuấn đề xuất.

Các tour du lịch biển đảo là điểm mạnh của tỉnh Khánh Hòa
Các tour du lịch biển đảo là điểm mạnh của tỉnh Khánh Hòa

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến đã ký văn bản hợp tác du lịch với hầu hết các tỉnh, thành duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, song hiệu quả liên kết dường như mới chỉ dừng lại ở quyết tâm của lãnh đạo các địa phương. “Phải có sự chung tay từ các cơ quan chức năng địa phương và doanh nghiệp thì ngành du lịch mới bứt phá được” - ông Tiến nói.

Đơn cử như ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, hoạt động kinh doanh du lịch của các thành phần kinh tế tuy có bước phát triển nhưng số lượng, quy mô còn nhỏ lẻ, đơn điệu; sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh kém. Đáng lưu ý là nguồn nhân lực du lịch chưa bảo đảm, thiếu các cơ sở đào tạo chuyên sâu, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng yêu cầu của du khách. Những hạn chế nói trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển của ngành du lịch địa phương.

Tạo điểm nhấn, xây dựng thương hiệu vùng

Tham dự hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch, cho rằng để liên kết phát triển bền vững du lịch giữa vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, các tỉnh cần tập trung giải quyết 3 vấn đề cấp bách: đầu tư phát triển sản phẩm du lịch khác biệt, có khả năng cạnh tranh, từ đó kết nối tạo ra chuỗi sản phẩm, giúp du khách có trải nghiệm khác nhau; liên kết, tạo nguồn lực tổng hợp trong xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch vùng; phân công cụ thể từng địa phương trong đào tạo nhân lực du lịch trên cơ sở lợi thế mỗi địa phương.

Từ gợi ý của Phó Thủ tướng, TS Trần Du Lịch, Trưởng nhóm tư vấn hợp tác phát triển vùng, cho rằng cần có kế hoạch phát triển du lịch dài hạn và phải xác định được “tọa độ mục tiêu”, tập trung đầu tư bài bản, mạnh mẽ cho một số điểm du lịch lớn, tiềm năng thay vì đầu tư dàn trải hiện nay.

Theo ông Nguyễn Xuân Tiến, vai trò của Hiệp hội Du lịch rất quan trọng trong việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, khách sạn, dịch vụ tìm đến với nhau, cùng xây dựng những tuyến du lịch kết nối giữa các tỉnh bằng hình thức chuỗi sản phẩm với nhiều trải nghiệm khác nhau. Đồng tình với ý kiến này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Sơn Hải đề xuất các địa phương nên tập trung đầu tư tạo điểm nhấn, thay vì dàn trải như một số nơi trong thời gian qua. Được như vậy các địa phương mới hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau, tạo động lực phát triển cho cả vùng. “Có đầu tư trọng điểm chúng ta mới xây dựng được hình ảnh du lịch quốc gia với những đường nét rõ ràng chứ không thể để “trơn tuột’ như hiện nay” - đại diện một doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa bộc bạch.

Rất nhiều doanh nghiệp tham gia hội thảo cũng cho rằng các bộ ngành, địa phương cần có cơ chế, chính sách về đất đai, xây dựng đúng mức hạ tầng giao thông, cảng biển, sân bay…, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư về du lịch để níu chân du khách.

“Một nụ cười, một hành động nhặt rác hay không vứt rác ra đường có nghĩa là chúng ta tham gia phát triển văn hóa Việt Nam, phát triển du lịch” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ.

 

Tiềm năng

Chín tỉnh, thành duyên hải miền Trung có chiều dài bờ biển khoảng 1.430 km; chiếm gần 45% bờ biển cả nước với rất nhiều bãi tắm đẹp hút hồn du khách như: Lăng Cô, Mỹ Khê, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né và nhiều đảo, vũng, vịnh còn nét hoang sơ như: Sơn Trà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Vũng Rô, Phú Quý. Đặc biệt, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rất có lợi thế để phát triển du lịch biển, đảo. Duyên hải miền Trung còn là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ và Tây Nguyên để liên kết phát triển ngành công nghiệp “không khói”.

Trong khi đó, Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng, đa dạng và độc đáo về bản sắc văn hóa các dân tộc, điều kiện rừng núi hoang sơ để phát triển du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, sinh thái. Đặc biệt, trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014 với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên” là cơ hội để quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người Tây Nguyên nói chung và Đà Lạt nói riêng đến bạn bè quốc tế, góp phần thu hút du khách đến với 5 tỉnh đại ngàn.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo