xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm lối ra cho công nghiệp phụ trợ

THÁI PHƯƠNG

Các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam rất muốn tìm kiếm đơn vị cung ứng linh kiện, nguyên vật liệu nội địa để giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh

Các chuyên gia kinh tế đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc tham dự hội thảo thu hút đầu tư công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ vào TP HCM, tổ chức ngày 27-6, cho rằng đây là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Tỉ lệ cung ứng thấp

Ông Hirotaka Yasuzumi, Giám đốc điều hành Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật (JETRO) Văn phòng TP HCM, cho biết khoảng 60% chi phí sản xuất của các DN Nhật ở châu Á là chi phí nguyên vật liệu và linh kiện. Việc cắt giảm chi phí này là mấu chốt để nâng cao sức cạnh tranh, bằng cách thu mua được các bộ phận, linh kiện với giá rẻ từ DN nội địa. Trong khi đó, điều tra thực trạng hoạt động của DN Nhật Bản ở châu Á và châu Đại Dương năm 2013 cho thấy tỉ lệ cung ứng từ các DN nội địa Việt Nam cho các tập đoàn nước này ở mức thấp so với các nước trong khu vực (chỉ khoảng 11,7% ở miền Bắc và 14,8% ở miền Nam).

Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam hiện vẫn dừng lại ở khâu lắp ráp Ảnh: TẤN THẠNH
Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam hiện vẫn dừng lại ở khâu lắp ráp Ảnh: TẤN THẠNH

Đại diện Cơ quan Xúc tiến Thương mại Hàn Quốc (KOTRA) Văn phòng TP HCM cho biết Intel, Samsung là 2 tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và đều đang đầu tư ở Việt Nam. Đối với Tập đoàn Samsung (hiện chiếm khoảng 60% thị trường quốc tế trong lĩnh vực bán dẫn vi mạch), một trong những bí quyết thành công là có ngành công nghiệp phụ trợ tốt, tính cạnh tranh cao. Ngay từ đầu, chính phủ Hàn Quốc đã quan tâm tạo tỉ lệ nội địa hóa cao trong lĩnh vực này. Ở Samsung, tỉ lệ nội địa hóa đạt 70% nhờ mua lại các sản phẩm từ DN bản địa, do ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển. Trong khi đó ở Việt Nam, các tập đoàn đa quốc gia rất muốn đặt hàng DN nội địa cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhưng không tìm được DN đáp ứng nhu cầu hoặc DN Việt không mấy quan tâm.

Theo các DN có vốn đầu tư  nước ngoài (FDI), hiện ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chỉ mới đáp ứng được một tỉ lệ thấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào và phần lớn họ vẫn phải nhập khẩu. Đại diện một DN sản xuất ô tô Nhật cho biết ngay khi xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam, ông đã đi khắp các địa phương để tìm DN nội địa cung cấp linh kiện nhưng không thành công. Một chiếc ô tô cần khoảng 30.000 linh kiện các loại, đến nay, các DN FDI trong lĩnh vực ô tô vẫn phải nhập khẩu và ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn dừng lại ở khâu lắp ráp! Hay với dự án Intel, DN phân chia nguyên liệu ra làm 2 loại: nguyên vật liệu trực tiếp và nguyên vật liệu gián tiếp. Hiện thị trường nội địa chỉ cung cấp được các nguyên liệu gián tiếp như bao bì, bàn cho kỹ sư, xe đẩy, đồ gá... với tỉ lệ chưa đến 10%.

Có chiến lược cho từng ngành

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Mạnh Hà cho biết đối với việc phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp phụ trợ, thì vai trò công nghệ cao là rất quan trọng nên chủ trương của TP thời gian tới là phát triển công nghệ cao, gia tăng hàm lượng công nghệ trong từng sản phẩm. Từ đó đẩy mạnh chất lượng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ để phục vụ cho sản phẩm chính phát triển. Thực tế, đến nay, TP nói riêng và cả nước nói chung vẫn đang lúng túng về công nghiệp phụ trợ nên cần phải nghiên cứu rồi đề ra giải pháp tập trung cho từng khu vực, từng ngành hàng quan trọng cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Chẳng hạn, ở Khu Công nghệ cao TP HCM, theo ông Lê Hoài Quốc, trưởng ban quản lý, tính đến cuối tháng 5-2014 đã có 40 DN sản xuất đang hoạt động trong tổng số 59 dự án còn hiệu lực với nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Intel, Jabil, Nidec, Sanofi… Dù đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao nhưng các DN FDI vẫn phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu. Để cải thiện, khu công nghệ cao đang triển khai chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cho sản phẩm công nghệ cao, bước đầu thí điểm là Intel với các sản phẩm chipset đang sản xuất tại nhà máy của tập đoàn, rồi mô hình sẽ mở rộng ra các tập đoàn khác như Nidec, Sonion, Datalogic.

Ông Hirotaka Yasuzumi cho rằng để phát triển công nghiệp phụ trợ, Chính phủ Việt Nam phải hỗ trợ sự phát triển của các DN nội địa, thúc đẩy chuyển giao kỹ thuật. Nếu chỉ thu hút các DN FDI trong công nghiệp phụ trợ sẽ không thể mong đợi nhiều vào việc chuyển giao kỹ thuật hoặc đẩy mạnh ngành này. Các biện pháp chính sách hỗ trợ DN nội địa là cho vay lãi suất suất thấp (từ 1%-3%/năm) để thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực để chuyển giao kỹ thuật và ưu đãi thuế cho các DN hỗ trợ. 

Không bao giờ là muộn

Thống kê của JETRO cho thấy đến nay, có khoảng 311 DN tư nhân ở Việt Nam đủ điều kiện đáp ứng cung cấp nguyên vật liệu công nghiệp hỗ trợ cho các DN FDI lớn. Con số này sẽ còn tăng mạnh khi xu hướng gia tăng tỉ lệ nội địa hóa, tìm kiếm nhà cung cấp nội địa để giảm chi phí được các tập đoàn đa quốc gia áp dụng.

Ông Đỗ Phước Tống, Giám đốc Công ty Cơ khí Duy Khanh, cho biết rất nhiều DN FDI tìm đến công ty đặt hàng thiết bị, linh kiện đầu vào nhưng DN chưa đáp ứng được nhiều. Mới đây, hội nghị về thị trường hàng không, nhiều nhà sản xuất máy bay cũng hy vọng tìm kiếm DN Việt cung cấp linh kiện sản xuất máy bay cho họ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo