Khách hàng làm nên thương hiệu
Trả lời câu hỏi “Đâu là chiến lược tốt nhất để thương hiệu VN tham gia thị trường toàn cầu?”, ông P. Kotler khẳng định: Một công ty muốn thành công ở thị trường thế giới, trước hết phải thành công ở thị trường nội địa. Bước kế tiếp là chinh phục và đáp ứng người tiêu dùng ở thị trường Đông Nam Á, sau đó mới tiến ra khu vực và vươn ra thế giới.
Trong quá trình đó, DN phải định vị được mình và tạo ra những điểm khác biệt. “Nếu tất cả đều giống nhau thì khó tạo ra được lợi thế. Trước tiên phải chiếm được tình cảm khách hàng, để khách hàng nhớ đến sản phẩm, sau đó mới là thị phần” - ông nói.
Ông P. Kotler cho rằng không nhất thiết phải có nhiều tiền cho việc quảng bá thương hiệu. Cái chính là tạo được hiệu ứng truyền miệng, làm cho người tiêu dùng yêu thích sản phẩm của mình và họ sẽ truyền nhau về sản phẩm đó.
Lời khuyên chí lý của ông trong trường hợp này là: Hãy biết dùng ngân sách một cách thông minh, đúng chỗ. Hãy suy nghĩ ý tưởng lớn thay vì tiêu món tiền lớn! Khách hàng chính là người làm nên thương hiệu.
VN đang có một hình ảnh hết sức thuận lợi
Về việc xây dựng thương hiệu cho những quốc gia đang phát triển như VN, ông P. Kotler cho rằng người dân chính là yếu tố quan trọng làm nên hình ảnh của một quốc gia.
Nhiều quốc gia đã tạo dựng được hình ảnh có khả năng tác động đến quan niệm của mọi người đối với đất nước của họ, như Nhật Bản. Chỉ 10 năm sau chiến tranh, nước này đã xây dựng được nền kinh tế phát triển với nhiều sản phẩm chất lượng tốt, rẻ hơn các nước
Hôm nay, 17-8, tại TPHCM, ông P. Kotler sẽ chủ trì hội thảo “Marketing mới cho thời đại mới” với sự tham gia của hơn 700 doanh nhân hàng đầu VN và khu vực. |
phương Tây, vì thế đã chinh phục được cả thế giới.
Hay như Samsung, từng trải qua những cơn khủng hoảng tưởng chừng như sụp đổ vào những năm 1990, nhưng tập đoàn này đã định vị lại, không chỉ là thương hiệu của Hàn Quốc mà còn vươn ra toàn cầu.
“VN đang có một hình ảnh hết sức thuận lợi. Người VN được nhìn nhận là thân thiện, hiếu khách, chăm chỉ và giàu khát vọng. VN cũng có thể làm được những điều tương tự như các quốc gia khác đã từng làm. Một khi VN đã quyết định được hình ảnh mà mình muốn xây dựng trong mắt du khách và nhà đầu tư nước ngoài là gì, VN cần có những bước đi để các công dân và DN của mình làm sống dậy hình ảnh đó. Điều này sẽ dễ dàng đạt được hơn, nếu các công dân và DN cũng tham gia quá trình quyết định hình ảnh mà mình đại diện” - P. Kotler nói. Và, ông tin chắc VN có thể làm được điều này.
Philip Kotler - huyền thoại marketing Sinh năm 1931 tại Chicago - Mỹ, ông Philip Kotler không chỉ được xem là huyền thoại duy nhất về marketing, “ông tổ” của marketing hiện đại đang được phổ biến khắp toàn cầu, mà còn là một trong 4 “cây đại thụ” về quản trị vĩ đại nhất của mọi thời đại (theo đánh giá của Tạp chí Financial Times). Những nguyên lý và phương pháp tiếp thị của ông được tiếp nhận và áp dụng rộng rãi trong giới kinh doanh trên khắp thế giới. Ông là tác giả và đồng tác giả của hơn 100 cuốn sách về marketing và quản trị kinh doanh (QTKD), trong đó Marketing Management là một trong những cuốn sách kinh điển nhất của ngành marketing và là sách gối đầu giường của giới QTKD. Ông còn là người đi tiên phong trong lĩnh vực “marketing xã hội”, một khái niệm marketing phi lợi nhuận, mục tiêu tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. P. Kotler còn có hơn 130 bài báo được đăng trên các tạp chí hàng đầu thế giới. Một số bài trong đó đã được trao giải thưởng giành cho những tác phẩm báo chí xuất sắc nhất. Ông cũng đã được trao vô số các giải thưởng danh giá nhất của thế giới về marketing và QTKD. Hiện nay, P. Kotler là chuyên gia hàng đầu của Tập đoàn Tiếp thị Kotler chuyên về lĩnh vực hoạch định chiến lược marketing, đang tham gia giảng dạy tại một số trường ĐH hàng đầu thế giới. Ông cũng là giáo sư đặc biệt của ĐH Northwestern; được phong giáo sư danh dự của hàng chục trường ĐH danh tiếng. Không chỉ tham gia cố vấn cho nhiều công ty hàng đầu thế giới, P. Kotler còn giữ những vị trí quan trọng trong nhiều tổ chức chuyên môn và viện hàn lâm. Ông là thành viên của Ban Quản trị Viện Khoa học Chicago và Ban Cố vấn Quỹ Drucker. |
Bình luận (0)