xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tính tỉ lệ nội địa hoá ô tô: VN "một mình một chợ"

Trần Đại Dương

Các nước trong ASEAN đã loại bỏ phương pháp tính tỉ lệ nội địa hóa theo thang điểm từ năm 2000, nhưng VN dự kiến sẽ áp dụng phương pháp này vào đầu năm 2005.

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH & CN) vừa hoàn thành dự thảo phương pháp xác định tỉ lệ nội địa hóa đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước, tính theo thang điểm 100, dự kiến sẽ áp dụng từ đầu năm 2005. Theo đó, chính sách thuế hiện hành áp dụng đối với linh kiện phụ tùng ô tô nhập khẩu chỉ kéo dài thời gian chậm nhất đến hết năm nay. Sau đó chính sách thuế với ngành lắp ráp ô tô lại thay đổi. Như vậy, lại thêm một lần nữa các doanh nghiệp (DN) trong ngành ô tô sẽ phải thay đổi phương pháp hạch toán kinh doanh?

Cách tính vừa sơ khai, vừa phức tạp

Theo phương pháp này thì toàn bộ các phụ tùng, linh kiện của một chiếc ô tô được quy thành 100 điểm. Trong đó chia ra nhiều cụm, nhiều tiểu cụm linh kiện. Mỗi cụm hoặc tiểu cụm được tính giá trị tương ứng với một số điểm nhất định. Chẳng hạn, một chiếc ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống được chia thành 10 cụm cấu tạo chính, với khoảng 140 tiểu cụm phụ tùng và điểm thưởng. Tiểu cụm phụ tùng có điểm cao nhất là khung và các chi tiết liên quan, chiếm 5%/giá trị xe; còn những cụm chi tiết thấp nhất như giá đỡ giảm xóc, chốt nhíp... chỉ chiếm 0,1%...

Ông Makoto Sasagawa, Chủ tịch Hiệp hội Các Nhà sản xuất ô tô VN (VAMA), nói: “Chúng tôi e rằng phương pháp tính này không chính xác khi chỉ xác định điểm cho một số rất nhỏ (khoảng trên 100 phụ tùng) trong tổng số 30.000 phụ tùng cấu thành nên một chiếc xe”. Vì thang điểm cố định trong khi phụ tùng luôn được đổi mới công nghệ, tính năng và giá trị thương mại nên cách tính này quá rắc rối, không thực tế, sẽ gây nhiều khó khăn cho DN. Chẳng hạn, bảng điều khiển ô tô được quy định thang điểm là 0,35%/toàn xe. Khi nó được hiện đại hóa công nghệ, điều khiển tự động bằng computer, với độ chính xác, an toàn cao cho người và xe thì giá trị của nó trong toàn xe có thể chiếm tỉ trọng tới 10%, 20%... Theo đánh giá của VAMA, cách tính này rất phức tạp nên các nước ASEAN đã loại bỏ từ năm 2000. Nó cũng không phù hợp với cách tính giá trị hiện hành của ASEAN trong quy tắc của AFTA/CEPT (Hiệp định Về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung). Vì VN là thành viên của ASEAN nên nếu cứ khăng khăng áp dụng phương pháp tính điểm quá sơ khai trên thì phải đi đến từng nước trong ASEAN để thuyết phục họ công nhận. Nếu không, khi ô tô VN xuất sang các nước này sẽ không được hưởng thuế suất ưu đãi.

Chính sách thay đổi, DN khó hoạch định kinh doanh

Trong 2 năm qua, chính sách thuế đối với ô tô đã 5 lần thay đổi. Mỗi lần như vậy thị trường trong nước lại biến động và các nhà sản xuất ô tô lại lo âu. Ông Bùi Xuân Sinh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Ô tô Isuzu, nói: “Sự thay đổi nhanh chóng chính sách quản lý làm cho các DN khó hoạch định chiến lược kinh doanh lâu dài. Để có hàng bán trong năm 2005 ngay từ bây giờ chúng tôi đã phải gửi kế hoạch ra nước ngoài để đặt mua linh kiện phụ tùng. Vì chính sách quản lý Nhà nước đối với ngành ô tô trong năm 2005 chưa có nên DN gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm tới”.

Sau 12 năm chỉ đạo xây dựng ngành công nghiệp ô tô, Bộ Công nghiệp và Bộ KH & CN dù đã loay hoay nhiều nhưng vẫn chưa đưa ra được một chính sách tối ưu nào để khuyến khích DN gia tăng đầu tư, sản xuất và sử dụng linh kiện phụ tùng sản xuất trong nước. Theo ý kiến các chuyên gia trong ngành, chính sách nội địa hóa nói trên nếu thực thi sẽ lại làm cho DN lâm vào khó khăn. Nên chăng VN cần áp dụng phương pháp tính theo giá trị để hài hòa với các nước trong khối ASEAN.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo