. Phóng viên: Đây là một festival hết sức mới lạ. Ý tưởng này xuất phát từ đâu và sự chuẩn bị như thế nào, thưa ông?
- Ông Trần Thế Ngọc: Quảng bá hình ảnh trái cây miền Tây là cách để tạ ơn thiên nhiên, với bao ân lộc từ đất đai đã nuôi dưỡng con người, hòa điệu tính cách của vùng miền đặc trưng này. Qua lễ hội này, chúng tôi cũng muốn nâng vị thế của trái cây miền Tây lên xứng tầm với chất lượng vốn có của nó. Festival được sự ủng hộ nhiệt tình của các bộ, ngành, sự đồng tình hưởng ứng của mọi người dân trên khắp các vùng miền.
. Nông dân chính là người đã tạo nên thương hiệu của trái cây miền Tây, họ kỳ vọng gì ở festival này?
- Chúng tôi xác định rõ đây là dịp để giới thiệu sự phong phú của trái cây Việt
Lễ hội này dự kiến sẽ tổ chức hai năm một lần và Tiền Giang sẽ là tỉnh đăng cai vì quy mô diện tích và sản lượng trái cây lớn, mỗi năm trên 1 triệu tấn quả.
Sau lễ hội này, thị trường trái cây sẽ mở rộng trong và ngoài nước, mở rộng chiều sâu trái cây, nghiên cứu khoa học... Từ đó, hoạt động du lịch tăng lên. Vai trò nông dân được khẳng định mà cụ thể cuộc sống người trồng cây sẽ được nâng lên.
. Để quảng bá trái cây Việt
- Festival sẽ diễn ra với nhiều chương trình, hoạt động đa dạng, ấn tượng: Hội chợ triển lãm các sản phẩm nông nghiệp phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, khu hội chợ thương mại tổng hợp; lễ hội ẩm thực “Hương Việt”.
Ngoài ra, tỉnh cũng đã tổ chức 3 cuộc hội thảo lớn: “Trái cây Việt Nam, cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế”, “Vườn cây ăn trái – Gắn với phát triển du lịch sinh thái miệt vườn”; “Liên kết 4 nhà – Giải pháp cơ bản nâng cao giá trị trái cây Việt Nam”. Festival cũng là lễ hội tôn vinh “Nhà vườn sáng tạo”.
Một điểm hấp dẫn khác là lễ hội chợ nổi Cái Bè, diễn ra từ ngày 20 đến 22 - 4 với nhiều hoạt động phong phú, mang đậm bản sắc của miệt vườn như: chợ trái cây và sản vật trên sông; hành trình du lịch phục vụ khách trên sông, lễ hội đường phố; lễ hội xoài cát Hòa Lộc...
Mô hình rồng kỷ lục VN đang trong giai đoạn hoàn tất phục vụ lễ hội. Ảnh: MINH SƠN
. So với các nước trong khu vực, tiềm năng về cây ăn trái của Việt
- Chúng tôi luôn ý thức được sự cạnh tranh rất mạnh mẽ của trái cây nhập khẩu. Riêng đối với Tiền Giang, tỉnh đã xây dựng những vùng tập trung, trồng và sản xuất những trái cây đặc sản chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại Tiền Giang có 7 loại trái cây đặc trưng có lợi thế để phát triển và xuất khẩu. Tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cây giống cho năng suất và chất lượng cao, xây dựng thương hiệu...
Cho đến nay đã có vú sữa, thanh long, sơ ri đạt tiêu chuẩn Global GAP (một tiêu chuẩn tự nguyện để chứng nhận trên toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp, vừa có lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng), sắp tới Tiền Giang sẽ tiếp tục xây dựng thương hiệu cho nhiều loại trái cây khác như xoài, dứa, sầu riêng để đạt tiêu chuẩn này.
Tiền Giang cũng đã tập trung xây dựng các hợp tác xã hoa quả đặc trưng như Xoài Hòa Lộc, Vú sữa Vĩnh Kim, Thanh long Chợ Gạo... tạo điều kiện cho việc sản xuất tập trung đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, từ đó xây dựng thương hiệu, tăng sản lượng xuất khẩu.
. Sự chuẩn bị hạ tầng ở Tiền Giang đã đáp ứng được quy mô của sự kiện này?
- Tỉnh đã cố gắng huy động 3.000 phòng nghỉ, trong đó TP Mỹ Tho 1.000 phòng và đã làm việc với tỉnh Bến Tre, Long An, TPHCM về vấn đề này. Hiện nay, ta đã có đường cao tốc, chỉ mất một giờ là có thể đi từ TPHCM đến Tiền Giang. Ngoài ra, tỉnh cũng đã điều động lực lượng công an đủ để giải quyết tình trạng an toàn giao thông trong các ngày diễn ra lễ hội.
Xác lập 3 kỷ lục VN Ngày 19-4, Festival Trái cây VN sẽ khai mạc tại sân khấu đường Hùng Vương, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Tại buổi khai mạc, ban tổ chức thiết lập ba kỷ lục Việt Nam là: Tứ linh 1.000 năm thương nhớ Thăng Long, kỷ lục rồng vẽ bằng nghệ thuật Graffiti dài nhất Việt Nam và kỷ lục bản đồ Việt Nam được kết bằng trái cây lớn nhất. Đêm khai mạc sẽ được tổ chức bắn pháo hoa nghệ thuật lúc 21 giờ 30 phút.
|
Bình luận (0)