xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM: Mật độ dân số trung bình gấp 14,7 lần cả nước

Phương Nhung

(NLĐO) - Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chỉ rõ tốc độ gia tăng dân số 200.000 người/năm dẫn đến áp lực lớn trong quản lý đô thị, đòi hỏi yêu cầu cao hơn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là vấn đề nhà ở.

Sáng nay 17-9, UBND TP HCM tổ chức hội thảo quốc tế "Giải pháp nhà ở đáp ứng gia tăng dân số 1 triệu người sau mỗi 5 năm ở TP HCM giai đoạn 2021-2035".

Phát biểu định hướng hội thảo, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh TP là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế - văn hóa - khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế. Đồng thời, TP cũng là đầu tàu động lực với sức thu hút, sức lan tỏa lớn đối với nền kinh tế phía Nam và cả nước.

TP HCM: Mật độ dân số trung bình gấp 14,7 lần cả nước - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP HCM phát biểu định hướng hội thảo - Ảnh: TẤN THẠNH

Vị trí chiến lược đó đã hình thành nên ở TP một thị trường rộng lớn và không ngừng phát triển về nguồn nhân lực chất lượng cao; thu hút đông đảo trí thức, chuyên gia, nhà khoa học, học sinh, sinh viên tới sinh sống, làm việc và đóng góp cho TP.

"Ở bình diện khác, TP đang đứng trước thách thức không nhỏ với quy mô dân số lớn như hiện nay. Theo thống kê, năm 2019, dân số TP chỉ 9 triệu người nhưng thực tế có hơn 13 triệu người đang sinh sống, làm việc, học tập, du lịch tại TP. Dân số đông nhưng sự phân bố chưa hợp lý; mật độ dân số trung bình của TP gấp 14,7 lần mật độ cả nước, chủ yếu tập trung tại các quận trung tâm. Tốc độ gia tăng dân số nhanh, bình quân mỗi năm TP tăng 200.000 người, trung bình 5 năm tăng 1 triệu người, dẫn đến những áp lực lớn trong công tác quản lý đô thị, đặt ra các yêu cầu cao hơn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là vấn đề nhà ở" - ông Nguyễn Thành Phong nêu thực trạng.

Cũng theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, Thành ủy, HĐND, UBND TP đã nhận định việc đáp ứng nhu cầu nhà ở cho dân số ngày càng gia tăng là nhiệm vụ quan trọng. Đồng thời, đã đưa phát triển nhà ở vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của TP đến năm 2020, tầm nhìn tới 2025; là cơ sở triển khai các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn.

Từ đó, Chủ tịch UBND TP mong muốn các nhà quản lý TP, nhà hoạch định chính sách cùng với các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm giải quyết căn bản bài toán nhà ở và sự phát triển bền vững của đô thị.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cũng đề nghị hội thảo đi vào thảo luận, phân tích 4 nhóm vấn đề. Thứ nhất, phân tích hiện trạng nhà ở, kết quả quá trình thực hiện phát triển nhà ở tại TP HCM giai đoạn 2006-2020. Thứ 2, phân tích tình hình phân bổ, gia tăng dân số, điều kiện ở của dân nhập cư giai đoạn 2006-2020, dự báo dân số đến 2025, trong từng giai đoạn 5 năm 2021-2025, 2026-2030 và 2031-2035. Thứ 3, dự báo nhu cầu nhà ở của người dân TP 2021-2025 và định hướng đến 2035, những vấn đề cần đặt ra về nhà ở của TP giai đoạn 2021-2035, đặc biệt nhu cầu về nhà ở cho người dân đến TP sinh sống, học tập và làm việc. Thứ 4, định hướng giải pháp phát triển nhà ở đáp ứng gia tăng dân số 1 triệu người sau mỗi 5 năm.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Văn Sinh, đánh giá TP HCM rất quan tâm đầu tư phát triển nhà ở theo nhu cầu của người dân. Dù vậy, còn nhiều hộ gia đình chưa có nhà ở; sống trong điều kiện nhà ở thiếu kiên cố, đơn sơ, diện tích bình quân dưới mức tối thiểu; nhu cầu nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngày càng tăng. Trong khi đó, còn có những vướng mắc trong phương án định giá đất, xác định chủ đầu tư dự án… Đó là những vấn đề TP cần giải quyết.

TP HCM: Mật độ dân số trung bình gấp 14,7 lần cả nước - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu. Ảnh: Tấn Thạnh

Theo các đại biểu, trên thế giới, nhiều quốc gia đã quay trở lại nhận trách nhiệm bảo đảm nhu cầu nhà ở cho người dân, thay vì để cho tư nhân làm như trước đây. Trong đó, tập trung vào mô hình nhà ở cộng đồng với cốt lõi là xây dựng, quản lý nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình.

Nhiều ý kiến cũng góp ý đáp ứng đủ số lượng nhà ở là chưa đủ mà còn phải bảo đảm, duy trì được chất lượng cao.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo