xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM muốn làm cuộc cách mạng chuyển đổi trong sản xuất công nghiệp

Thanh Nhân

(NLĐO)- Tỉ trọng ngành công nghiệp TP HCM trong cơ cấu công nghiệp cả nước có xu hướng giảm nên việc chuyển đổi là cần thiết để duy trì tăng trưởng.

Ngày 26-4, UBND TP HCM tổ chức hội thảo quốc tế "Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn TP HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" với sự tham gia của 200 chuyên gia, doanh nghiệp.

Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cho rằng TP HCM đang nằm trong nhóm những thành phố có nền công nghiệp lạc hậu, phần lớn là công nghệ của những năm 1980, sử dụng nhiều tài nguyên, giá trị gia tăng thấp. 

"Một số ngành công nghiệp hiện đại như công nghiệp thời trang, điện ảnh, văn hoá và những ngành công nghiệp hỗ trợ cho các nhà sản xuất lớn chưa được đầu tư phát triển hiệu quả. Do đó, cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy, hành động của lãnh đạo các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người tiêu dùng thành phố" – ông Võ Văn Hoan nêu rõ.

Định hướng của thành phố trong giai đoạn tới là tiếp tục nâng cao chất lượng sản xuất công nghiệp, đáp ứng xu thế phát triển của thế giới và xây dựng các ngành công nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, xem đây là cuộc cách mạng mang tính đột phá của thành phố.

TP HCM muốn làm cuộc cách mạng chuyển đổi trong sản xuất công nghiệp - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo quốc tế "Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn TP HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050"

Để duy trì đà tăng trưởng cho ngành công nghiệp thành phố, các chuyên gia cho rằng cần thiết phải thay đổi trong tư duy, hành động của lãnh đạo các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân thành phố.

TS Nguyễn Mạnh Linh, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương), nhấn mạnh TP HCM cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh công nghiệp thuận lợi, ổn định, minh bạch, đẩy mạnh số hóa các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (chỉ số PAPI).

TP HCM muốn làm cuộc cách mạng chuyển đổi trong sản xuất công nghiệp - Ảnh 2.

Các khách mời là chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu... phát biểu tại hội thảo

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, khai thác triệt để cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và lợi thế của thành phố; nghiên cứu, đổi mới các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các yêu cầu quốc tế, chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu; thúc đẩy liên kết trong sản xuất công nghiệp,…

Theo PGS-TS Lại Quốc Đạt, Trường ĐH Bách Khoa TP HCM, trong cơ cấu sản xuất công nghiệp TP HCM, các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp cao su nhựa có thế mạnh và chiếm tỉ trọng cao. Trong bối cảnh hiện nay và xu thế trong thời gian tới, các ngành công nghiệp này cần chuyển đổi, thích nghi để gia tăng giá trị.

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM, giai đoạn 2016-2021, công nghiệp thành phố tăng trưởng 2,67%/năm, công nghiệp cả nước tăng trưởng 6,8%/năm. Cả thời kỳ 2011-2021, công nghiệp thành phố chỉ tăng 4,11%, công nghiệp cả nước tăng bình quân 7,07%/năm. Đặc biệt, năm 2021, công nghiệp thành phố giảm sâu trong khi cả nước tăng trưởng 4,47%/năm.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo