xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ trang trại đến bàn ăn

Bài và ảnh: Mai Vân

Lần đầu tiên ngành chăn nuôi và chế biến của VN được tiếp cận với mô hình kinh tế mới do vùng Bretagne (Pháp) chuyển giao. Người tiêu dùng sẽ được sử dụng sản phẩm sạch

Ngày 17-3, tại TP Biên Hòa, vùng Bretagne (Pháp) và UBND tỉnh Đồng Nai đã chính thức ký kết hợp tác phát triển ngành chăn nuôi, chế biến thực phẩm tại tỉnh Đồng Nai. Ông Võ Văn Một, Chủ tịch UBND tỉnh, nhận xét: “Sự kiện này không chỉ giúp Đồng Nai triển khai quá trình hiện đại hóa ngành nông – công nghiệp chế biến nói riêng mà còn giúp VN lần đầu tiên tiếp cận với mô hình kinh tế tiên tiến”.

 

Sản phẩm được bảo đảm vệ sinh an toàn

 

Bretagne là một vùng chăn nuôi, sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm nổi tiếng ở Pháp. Sản phẩm của vùng này không chỉ cung cấp cho thị trường nội địa mà còn chiếm lĩnh thị trường bán lẻ của khu vực. Theo ông Jean – Yves Le Drian, Chủ tịch vùng Bretagne, mỗi năm Bretagne sản xuất gần 1,2 triệu tấn thịt heo, hơn 620.000 tấn gia cầm cho Pháp và châu Âu với doanh thu hơn 15,5 tỉ euro/năm. Điểm nổi bật của Bretagne là các sản phẩm chăn nuôi, chế biến luôn bảo đảm tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm nhờ mô hình khép kín “Từ trang trại đến bàn ăn”.  

Tại Việt Nam, Bretagne sẽ chuyển giao mô hình này bao gồm một chuỗi chăn nuôi và chế biến khép kín. Công đoạn chăn nuôi sẽ được chú trọng từ con giống, thức ăn, cách thức nuôi, lượng cung ứng của gia súc và gia cầm đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kerlebost, ông Bernard David, cho biết: Cách nuôi cũng rất quan trọng và phải học. Là một trường chuyên đào tạo các lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất, chúng tôi có kế hoạch hợp tác với một trường dạy nghề ở Đồng Nai để mở các khóa học chuyên về chăn nuôi, chế biến, chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”.

img
Lãnh đạo vùng Bretagne và UBND tỉnh Đồng Nai ký hợp tác phát triển ngành chăn nuôi, chế biến khép kín

Tương tự, công đoạn chế biến sẽ được giám sát chặt chẽ từ quy trình giết mổ đến quy trình chế biến và việc đưa thực phẩm ra thị trường. “Đáng lưu ý là giữa công đoạn chăn nuôi và công đoạn chế biến, gia súc sẽ được chuyển đến một khu vực đệm được gọi vui là “khách sạn Hilton” nhằm giảm thiểu sự hoảng loạn của gia súc trước khi vào lò giết mổ” – ông Alain Glon, Chủ tịch Tập đoàn Glon, chuyên về lĩnh vực giết mổ, sản xuất thịt nguội, nói.

 

Sản phẩm chuẩn quốc tế

 

Nói về hiệu quả từ dự án, bà Nguyễn Thị Lệ Hồng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Donataba - một doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên tham gia vào chuỗi giá trị khép kín như thức ăn gia súc Proconco, nhà máy giết mổ D&F), đối tác về phía VN, nhận xét: Cách đây 60 năm, Bretagne chỉ là một vùng đất nghèo. Do biết đầu tư đúng mà hiện nay Bretagne được mệnh danh là vùng kinh tế nông nghiệp hàng đầu châu Âu với hơn 60 năm kinh nghiệm, đóng góp 4,2% GDP cho quốc gia. Đồng Nai có thể học tập để phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp và nông thôn tư nhân. Mặt khác, người tiêu dùng VN sẽ được tiêu thụ những sản phẩm sạch từ chuỗi chăn nuôi, sản xuất khép kín. Để đa dạng hóa sản phẩm, Tập đoàn Hénaff (chuyên sản xuất patê, thịt nguội, đồ hộp thương hiệu Hénaff nổi tiếng thế giới) cũng đang xem xét việc xây dựng nhà máy sản xuất trong chuỗi khép kín và sử dụng nguồn thịt thương phẩm chất lượng cao.

Ngoài ra, sản phẩm không chỉ cung ứng cho thị trường nội địa mà có thể xuất khẩu. Theo ông Ryuhei Shimasaki, đại điện Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản): Chúng tôi sẽ cam kết thu mua heo thương phẩm và các sản phẩm chế biến từ heo để bán tại thị trường Nhật Bản. Còn đại diện Tập đoàn Temasek (Singapore) cũng mong muốn tham gia vào dự án để thực hiện chương trình “Singapore Food” nhằm cung cấp cho người dân thực phẩm sạch và dinh dưỡng. “Thông qua hệ thống 700 doanh nghiệp của vùng Bretagne, sản phẩm từ VN có thể xuất khẩu cho thế giới” - ông Jean – Yves Le Drian, khẳng định.

Sẽ vươn ra nhiều địa phương khác

Ông Marc Gilaux, Giám đốc Tổ chức Xúc tiến thương mại vùng Bretagne, cho biết: Sở dĩ chọn Đồng Nai là điểm đầu tiên triển khai mô hình “Từ trang trại đến bàn ăn” vì đây là tỉnh có chiến lược nghiêm túc để phát triển bền vững ngành chăn nuôi và chế biến. Bên cạnh đó, vào tháng 12-2008, Tập đoàn Glon và DONATABA đã liên doanh thành lập khu liên hợp công - nông nghiệp Argo Park với vốn đầu tư giai đoạn 1 trên 500 tỉ đồng. Trên nền sẵn có của khu công nghiệp này, các doanh nghiệp vùng Bretagne có thể đầu tư vào từng công đoạn trong chuỗi chăn nuôi, chế biến khép kín.

Dự kiến trong tuần sau, đoàn lãnh đạo và doanh nghiệp vùng Bretagne sẽ có buổi làm việc với Chính phủ và lãnh đạo Bộ NN-PTNT xung quanh việc triển khai dự án. Sau Đồng Nai, vùng Bretagne sẽ hợp tác đầu tư với một số địa phương khác.

Tr.Bảo

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo