xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ứng phó với trần lãi vay

Thy Thơ

Trần lãi suất cho vay ngắn hạn không quá 15%/năm đối với một số lĩnh vực ưu tiên sẽ tạo cột mốc cho lãi suất tiếp tục giảm

Hôm nay (8-5), các ngân hàng (NH) thương mại sẽ bắt đầu áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng lãi suất tiền gửi VNĐ có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên cộng với 3%/năm đối với 4 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa; các dự án công nghiệp hỗ trợ.

“Ông lớn” gây sốc

Theo các NH, vốn vay ngắn hạn là các khoản vay từ 3-6 tháng. DN dùng nguồn vốn này để mua nguyên liệu sản xuất; sau đó, khi bán được hàng sẽ trả nợ NH rồi tiếp tục vay khoản mới. Với trần lãi suất huy động không quá 12%/năm, các NH thương mại sẽ cho vay ngắn hạn các lĩnh vực trên với lãi suất không quá 15%/năm. Đây là điểm khác biệt so với năm 2009 bởi lúc đó, lãi suất cho vay tối đa được quy định không quá 150% so với lãi suất cơ bản, áp dụng cho mọi đối tượng và bất kể thời hạn vay dài hay ngắn.

img
Hôm nay, 8-5, các ngân hàng sẽ thực hiện lãi suất cho vay
ngắn hạn không quá 15%/năm đối với 4 lĩnh vực ưu tiên. Ảnh: Hồng Thúy

Theo ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng Giám đốc NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB), ngay trong tuần này, VCB sẽ triển khai gói tín dụng 10.000 tỉ đồng, đồng thời giảm thêm lãi suất cho vay ngắn hạn cho DN thuộc nhóm đối tượng ưu tiên, kinh doanh tốt xuống còn 12%-12,5%/năm.

NH Đại Tín (Trust Bank) cũng áp dụng trần lãi suất cho vay ngắn hạn 15%/năm đối với DN nhỏ và vừa, DN xuất khẩu. Riêng lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, lãi suất cho vay ngắn hạn có thể từ 14,5%-14,8%/năm. Trong khi đó, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho vay với lãi suất 13,5%/năm. Còn ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc NH Á Châu (ACB), cho biết: “NH Nhà nước đã có hướng dẫn cụ thể về trần lãi suất cho vay ngắn hạn. Cứ thế, ACB sẽ triển khai thực hiện ngay”…

Tuy vậy, theo ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc NH Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), các NH chỉ chọn những DN thuộc đối tượng ưu tiên, có khả năng trả nợ để áp trần lãi suất cho vay ngắn hạn 15%/năm. Mức lãi suất này sẽ tạo cột mốc cho lãi suất tiếp tục giảm theo lạm phát. Vấn đề là DN phải có đầu ra mới có nhu cầu vay vốn. “Ngay cả Eximbank đã từng áp dụng lãi suất cho vay nông nghiệp 14%/năm, song không có nhiều khách vay”- ông Phước cho biết.

Lãnh đạo NH Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng cho biết trước khi có trần lãi suất cho vay, các NH đã tung ra hàng chục ngàn tỉ đồng với lãi suất 15%-16% năm nhưng DN không biết vay để làm gì.

Đề phòng hiện tượng vượt rào

Nhiều ý kiến cho rằng lần này, việc lách trần lãi suất (nếu có) sẽ không phổ biến như năm 2009 bởi nhiều NH đang bí đầu ra. Nếu các NH tìm cách cho vay với lãi suất vượt trần thì khách hàng sẽ không vay khiến NH sẽ tiếp tục bế tắc trong tín dụng.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo một số NH, do cho vay ngắn hạn, nhất là lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, thường là số tiền nhỏ nhưng thủ tục cho vay và thu hồi vốn giống số tiền lớn nên làm tăng chi phí của NH. Mặt khác, các khoản cho vay thường có độ rủi ro khác nhau nhưng cùng một trần lãi suất sẽ làm cho NH không thể cho vay với lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro. Từ đó, có thể dẫn đến tình trạng một số NH không dồn vốn cho vay 4 lĩnh vực ưu tiên hoặc tìm cách vượt trần lãi suất khi cho vay các lĩnh vực này, nhất là đối với các NH có chi phí đầu vào quá cao, áp lực lợi nhuận quá lớn.

Một số cán bộ tín dụng lưu ý nếu không kiểm soát tốt sẽ có đến “ngàn lẻ một” cách lách trần lãi suất cho vay. Chiêu thức phổ biến mà các NH dễ áp dụng là để được vay với lãi suất thấp, khách hàng phải gửi lại NH 30%-40% số tiền vay; sử dụng các dịch vụ, sản phẩm do NH đưa ra hoặc NH sẽ đề nghị cấp lại hạn mức tín dụng, rồi tăng phí khi thẩm định lại tài sản thế chấp, các loại phí liên quan đến hồ sơ vay thông qua các công ty con… 

Theo các chuyên gia kinh tế, việc áp trần lãi suất cho vay ngắn hạn có ý nghĩa không lớn đối với nền kinh tế bởi DN không dám vay khi mà đầu ra sản phẩm quá khó khăn; đồng thời DN luôn e ngại sau khi vay nếu lạm phát tái diễn như năm 2010 và 2011, lãi suất sẽ đảo chiều.

DN nhỏ và vừa vẫn gặp khó

Điều mà nhiều người quan tâm là liệu các DN nhỏ và vừa có tiếp cận được lãi suất vay vốn 15%/năm hay không. Theo ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng Khoa Tài chính – NH Trường Đại học Mở TPHCM, do “sức khỏe” của DN nhỏ và vừa quá yếu, không trả được nợ, NH đang “phòng thủ” nợ xấu khiến DN không thể vay khoản mới với lãi suất thấp.

PGS – TS Trần Hoàng Ngân cho rằng ngoài chính sách tiền tệ, Chính phủ cần cam kết các chính sách khác sao cho lạm phát từ nay đến năm 2015 chỉ ở mức 5%-7%, từ đó lãi suất đầu vào sẽ về 6%-8%/năm, lãi suất cho vay xoay quanh 10%-12%/năm. Khi đó, người dân sẽ giảm tiền gửi vào NH, dồn vốn vào sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, kích thích tiêu dùng, giải quyết đầu ra sản phẩm. Lúc đó DN mới mạnh dạn vay vốn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo