xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vàng có còn “bão”?

Thái Phương

Giá thế giới biến động mạnh khiến các doanh nghiệp vàng trong nước đang thận trọng trong nhập khẩu vàng

img
Giao dịch vàng tại SJC. Ảnh: Hồng Thúy
Ngày 18-8, giá vàng trong nước tiếp tục dao động quanh 45,5 triệu đồng/lượng. Trong buổi sáng, thị trường chỉ điều chỉnh tăng nhẹ trong biên độ hẹp với giá bán ra từ 45,4 triệu - 45,5 triệu đồng/lượng. So với một ngày trước đó, giá vàng biến động không nhiều nhưng vẫn ở mốc cao.

Giá cao, dân vẫn mua vàng

Trước đó, trong vòng ba ngày (từ 15 đến 17-8), vàng đã tăng 1,3 triệu đồng/lượng (từ 44,2 triệu đồng/lượng lên 45,5 triệu đồng/lượng). Vàng tăng giá nhưng xu hướng chính của thị trường trong những ngày qua vẫn là người mua nhiều hơn người bán, tuy không còn sôi động như những ngày “bão” giá.

Ông Nguyễn Công Tường, Phó Phòng Kinh doanh Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), cho biết thời điểm giá vàng lên 45,5 triệu đồng/lượng vẫn có người mua vào. “Đa số là người dân mua để tiết kiệm chứ nhà đầu tư rất ít” – ông Tường nói. Một chuyên gia trong ngành vàng ví von người dân luôn “mua ngọn, bán gốc” (mua giá cao, bán giá thấp) và chịu thiệt. Trong khi đó, giá vàng quốc tế sáng 18-8 dao động trong biên độ hẹp từ 1.790 USD – 1.793 USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá USD trong ngân hàng (NH), giá thế giới vẫn còn cao hơn giá trong nước khoảng 500.000 đồng/lượng.

Để kiềm cơn sốt giá vàng, ngày 9-8, NH Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp (DN) kinh doanh vàng nhập khẩu 5 tấn vàng bình ổn giá. Nếu vàng trong nước tiếp tục tăng “nóng” sẽ cấp hạn ngạch nhập thêm 5 tấn nữa. Đến nay, các DN đã nhập về khoảng 2 tấn. Thế nhưng đến nay giá trong nước vẫn luôn cao hơn giá thế giới từ 400.000 đồng – 600.000 đồng/lượng.

Giải thích điều này, bà Nguyễn Thị Cúc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), cho hay: Hai tấn vàng nhập khẩu đã về đến Việt Nam từ mấy ngày qua nhưng do phải mất phí vận chuyển, phí gia công nên mức giá thực tế vẫn cao hơn giá thế giới. Hạn ngạch vẫn còn và thời gian có hiệu lực đến ngày 31-8 nhưng do giá vàng thế giới biến động 15 USD - 20 USD/ounce/ngày nên các DN không dám nhập hết. “Thường DN phải “canh” lúc giá thấp để nhập, tránh bị lỗ (mỗi lần chỉ nhập vài chục kg vàng). Vì vậy, mức chênh lệch 300.000 đồng/lượng như hiện nay là hợp lý” - bà Cúc nói.

Cơn sốt còn rình rập

Vị lãnh đạo PNJ cho biết cơn sốt giá vàng lịch sử với mức tăng có ngày lên đến 50 USD/ounce đầu tuần trước xảy ra đối với cả thế giới chứ không riêng Việt Nam. Diễn biến trên thị trường thế giới những ngày sắp tới sẽ còn khó lường. Một số chuyên gia kinh tế cũng dự báo cơn sốt vàng vẫn đang rình rập và có thể lặp lại bất cứ lúc nào. Ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), cho rằng cơn sốt vàng chắc chắn sẽ còn xảy ra do căn bệnh trầm kha từ nội tại của nền kinh tế Mỹ chứ không chỉ là việc bị hạ bậc tín nhiệm hoặc vấn đề nợ công. Trong nước cơ chế xuất nhập khẩu chưa hợp lý, “thấp xuất – cao nhập” cũng là nguyên nhân gây khan hiếm nguồn cung khiến giá vàng bị đẩy lên cao.

Ngoài ra, theo đại diện một công ty kinh doanh vàng: Cơn sốt giá vẫn thường trực không chỉ vì diễn biến phức tạp của giá thế giới, vấn đề cung cầu vàng trong nước mà còn do yếu tố tâm lý. “Nếu tâm lý người dân không ổn định, thông tin kinh tế xấu họ sẽ tìm đến vàng thì khả năng những cơn sốt giá tiếp theo có thể xảy ra” - vị này nhận xét.

Ông Tường nhận định nếu giá vàng thế giới về dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce thì nhà đầu tư sẽ tháo chạy khỏi vàng, khi đó giá sẽ giảm mạnh. Tuy nhiên đến nay, vàng đang trụ mốc cao và nhà đầu tư kỳ vọng phá ngưỡng cản 1.800 USD/ounce. Hiện các quỹ đầu tư đang “án binh bất động”, số lượng mua vào rất ít. Tuy nhiên, những thông tin bất ổn từ nền kinh tế thế giới sẽ là lực đẩy hỗ trợ vàng tăng. Còn ông Hải cho biết theo dự báo vàng có thể vượt 1.800 USD – 1.811 USD/ounce trong tuần này. Nhiều chuyên gia dự đoán giá sẽ còn tăng trong dài hạn và có thể đạt 2.000 USD/ounce vào đầu năm tới.

Lúc này mới thật sự bắt đầu những biến động lớn về giá trên thị trường thế giới. Chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ lần 3, châu Âu cũng bắt đầu chính sách nới lỏng để “cứu” cuộc khủng hoảng nợ công sẽ khiến giá vàng “nhảy” lên. NH trung ương các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc… tăng cường mua vào và chuyển dần đồng USD trong quỹ dự trữ sang vàng. Thị trường vàng sẽ còn biến động phức tạp…
Chuyên gia kinh tế, TS Phạm Đỗ Chí
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo