xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vắng như cửa hàng miễn thuế

Theo Lao Động

Các cửa hàng miễn thuế tại sân bay (Duty Free shop -DFS) chỉ riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương mỗi năm đã mang lại lợi nhuận lên tới hơn 20 tỉ USD, đóng góp trên 30% tổng doanh thu của các sân bay. Nó vừa là một trong những tiêu chí đánh giá sự hấp dẫn của các sân bay quốc tế, vừa là một nguồn thu ngoại tệ, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thời gian và tiêu tiền của các "thượng đế" ngành hàng không, cả "thượng đế nội" và "thượng đế ngoại".

Song mảnh đất kinh doanh được coi là béo bở này cho tới giờ ở VN vẫn chưa được quan tâm "canh tác" một cách hiệu quả...

DFS ở sân bay

Những gian hàng xếp dài như quầy hàng của Bách hóa Tổng hợp Hà Nội mấy chục năm về trước, người bán hàng ngồi không rỗi việc xem tivi, hàng hóa lưa thưa đến nỗi chỉ cần lượn một vòng là nhớ hết... Đó là quang cảnh chúng tôi ghi nhận được tại gian hàng Duty Free ở sân bay quốc tế Nội Bài.

Dãy "hàng hiệu" thưa thớt hàng và khách hàng. Nước hoa, mặt hàng vẫn được coi là "nóng" ở các DFS thì ở đây có khá ít mẫu mã với giá bán không hề rẻ hơn so với bên ngoài. Tương tự, mặt hàng mỹ phẩm cũng chỉ lác đác một số sản phẩm cũ của các hãng Maybelline, Relvon, Esteé Lauder... Mặt hàng kính mát, dù đang được giảm giá song không thu hút được mấy khách vì mẫu mã quá "quê" so với thời trang hiện hành. Dãy hàng bán túi xách, giày dép hàng hiệu của Bonia, LongChamp... cũng ế ẩm.

Có lần, sau 4 tháng trở lại, chúng tôi thấy nhiều sản phẩm vẫn nằm nguyên tại vị trí cũ. Chị Thúy Nga - một hành khách VN đang chuẩn bị đi Singapore - cho biết: "Tôi thường để dành tiền để mua hàng Duty Free ở sân bay Changi vì hàng hóa ở đó nhiều vô kể, còn ở sân bay Nội Bài thì hàng xấu quá, nhất là hàng thời trang. Nếu có mua, tôi chỉ mua rượu hoặc thuốc lá thôi, bởi không phải vác cồng kềnh từ nước ngoài về".

Tại các dãy hàng nội địa, tình hình cũng không khá khẩm hơn. Chị Laura - một du khách Mỹ - cho biết: "Tôi rất muốn mua đồ lưu niệm về làm quà cho gia đình, song ở DFS này thật khó kiếm bởi ít hàng quá. Tôi tiếc vì mình đã không mua đồ ở Hàng Bông, Hàng Gai, vì cứ nghĩ ra DFS ở sân bay sẽ nhiều hàng hơn và giá cả phải chăng hơn".

Chị Najira - du khách người Thái Lan - khá bất ngờ trước "quy mô bán hàng" DFS của sân bay Nội Bài: "Các dãy hàng Duty Free ở đây nhỏ hơn nhiều so với ở sân bay Suvarnabhumi (Thái Lan). Tôi cũng muốn mua lắm vì còn nhiều tiền Việt chưa tiêu hết, song ít hàng quá nên chẳng chọn được gì".

Vắng khách, nhân viên bán hàng ngồi xem tivi, nếu có khách thì họ cũng mặc khách tự đi tham quan, và chỉ "ngó" ra nếu khách cất tiếng hỏi. Thái độ phục vụ này làm nhiều khách nước ngoài tỏ ra khá ngán. Khu tầng hai vốn được xây dựng dành cho các gian hàng Duty Free gần như bị "bỏ hoang" bởi không có doanh nghiệp thuê mặt bằng.

Giữa tháng 8 vừa qua, nhà ga mới của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chính thức đi vào hoạt động và được xem là một trong những sân bay ngang tầm khu vực về một số lĩnh vực, song các DFS ở đây vẫn nghèo nàn cả về số lượng và chủng loại. Cô Pattanaleenakul - một thương nhân đến từ Thái Lan - cho biết: "Các cửa hàng DFS ở đây chưa hấp dẫn. Hàng hóa nghèo nàn, hàng nội địa không có gì đặc trưng của đất nước các bạn, các mặt hàng được cho là phổ thông nhất như thời trang thì lại không có những thương hiệu lớn của quốc tế. Đó là chưa nói đến giá cả, mặc dù là hàng miễn thuế nhưng cũng không rẻ hơn ngoài thị trường".

Chị Thu Quyên - một nhân viên của hệ thống bán hàng miễn thuế - lý giải: "Giá thuê mặt bằng cao là một trong những nguyên do "đội giá" của sản phẩm và cũng là điều khiến nhiều người phải ngại ngần khi đầu tư vào đây. Cũng phải nói chúng ta chưa thật sự chú trọng đến dịch vụ này nên số lượng cũng như chủng loại các mặt hàng vẫn chỉ thu hẹp trong phạm vi nhỏ. Tôi có dịp tìm hiểu DFS ở một số nước, như Nhật Bản chẳng hạn, hàng hoá ở đó khiến ta "hoa mắt", rất đa dạng, lại còn rẻ hơn bên ngoài. Hệ thống kiểm soát hàng hoá cũng hiện đại, tất cả đều là camera và vi tính...".

Và trong thành phố

Đến các DFS trong thành phố được lợi một điều là tiện đi lại và đỡ phải mang vác, nhất là khi chỉ có nhu cầu mua chút quà thông dụng cho người thân hay bè bạn khi "mang tiếng" đi nước ngoài về như rượu Johny Walker, vodka Smirnov, Chivas hoặc một vài loại nước hoa, mỹ phẩm của L'Oreal,...

Nhưng nhìn chung, cả số lượng và chủng loại của các DFS trong thành phố còn "khiêm tốn" hơn các DFS ở sân bay nhiều. Vì thế, dù mức hạn định được mua là 300USD, nhưng nhiều người cũng chẳng mua hết tới một nửa "suất". Khách mua không hết "suất", sẽ nhận được lời gợi ý của các nhân viên bán hàng cho xin mua "ké" khi thì chai rượu, cây thuốc, lúc thì máy giặt, điều hoà, tủ lạnh... Nếu khách không đồng ý, thái độ người bán sẽ tỏ ra khó chịu.

Bằng chiêu thức này, không ít hàng miễn thuế đã được tuồn ra ngoài để trốn thuế.

Nhận xét về khả năng thương mại của Duty Free, Pascale Cartier, người phụ trách mảng thương mại của Hàng không Pháp khẳng định: "Đây là một xu thế thương mại bền vững. Lợi thế của loại hình kinh doanh này là chỉ cần có sự đầu tư ít mà vẫn tạo được lợi nhuận lớn".

Thu Trang ghi

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo