xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

VFA bỏ rơi nông dân

Nguyễn Hải thực hiện

Về tình trạng nông dân “khóc ròng vì lúa ế” (Báo NLĐ ngày 4-6), ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA), nói: “Đành phải chịu...!”

. Phóng viên: Nông dân ở ĐBSCL cho rằng sở dĩ giá lúa xuống thấp mà thương lái vẫn không chịu mua là do VFA ngưng thu mua tạm trữ?

 
img
- Ông Phạm Văn Bảy:
Đúng là VFA có tiến hành thu mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ đợt 1 từ đầu năm nay khi giá lúa gạo xuống thấp nhằm ổn định giá. Đợt thu mua này đã hoàn tất hồi cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa qua.
 
Khoảng giữa tháng 4, VFA định thu mua tạm trữ tiếp đợt 2 thêm 500.000 tấn gạo để ổn định giá cho vụ đông xuân. Tuy nhiên, sau đó giá gạo xuất khẩu tăng trở lại nên việc thu mua đợt này ngưng triển khai vì không cần thiết tạm trữ nữa. Vả lại, việc thu mua chỉ thực hiện cho vụ đông xuân, mà trong tháng 5 vừa qua vụ đông xuân cũng đã kết thúc. Với vụ hè thu sớm, VFA chưa có động thái gì.
 
. Thế nhưng trên thực tế, nhiều địa phương đang thu hoạch vụ hè thu sớm, lúa ngập bồ nhưng không có ai mua?
 
- Chất lượng gạo vụ này không đạt, thậm chí có một số nơi do hạn, ngập mặn (như ở Sóc Trăng) nên chất lượng gạo rất kém, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; loại đạt chất lượng xuất khẩu đều bán được hết. Doanh nghiệp vẫn tìm mua lúa gạo có chất lượng để xuất khẩu nhưng không có để mua, do lúa gạo vụ đông xuân không còn nhiều.
 
Lúa có chất lượng xuất khẩu hiện tăng lên 4.500 đồng - 4.600 đồng/kg, trước đây chỉ 4.100 đồng - 4.200 đồng/kg; giá gạo xuất khẩu hiện đã lên 370 USD/tấn, tăng 30 USD/tấn so với tháng trước.
 
 
img
Lúa đầy sân, nông dân ĐBSCL không biết bán cho ai. Ảnh: QUỐC DŨNG

. VFA làm gì để giúp nông dân bán được lúa cũ và lúa hè thu sớm đang tồn ứ?
 
- Lần này, phải chờ Chính phủ chỉ đạo mới làm! Những lần trước, khi giá lúa xuống thấp, VFA “nhảy vào” yêu cầu các doanh nghiệp thu mua lúa gạo tạm trữ thì bị mang tiếng, bị bắt giò. Rút kinh nghiệm, lần này chúng tôi không dám làm trước nữa.
 
. Chẳng lẽ VFA buông, mặc nông dân bị thiệt thòi?
 
- Đành phải chịu, VFA không có quyền bắt doanh nghiệp phải thu mua lúa gạo theo giá chỉ đạo. Nếu ép, doanh nghiệp lỗ thì VFA lấy gì đền (?!). Hồi đầu năm nay, vẫn còn nhiều hợp đồng tập trung nên VFA khuyến khích họ (doanh nghiệp) thu mua lúa tạm trữ để được ưu tiên chia số hợp đồng đó; từ nay đến cuối năm không còn nhiều hợp đồng tập trung thì lấy gì bù cho họ nên chúng tôi chỉ biết động viên là chính.
 
. Tại sao VFA không kiến nghị cấp trên gỡ rối?
 
- Có chứ. Nhưng phải chờ đến khi Bộ Tài chính, UBND các tỉnh, thành tính toán và công bố giá thành sản xuất vụ lúa hè thu, VFA sẽ kiến nghị Chính phủ một số giải pháp, chẳng hạn hỗ trợ doanh nghiệp về vốn vay ưu đãi. Chúng tôi sẽ thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ.
 
. Gạo tồn kho ở các doanh nghiệp xuất khẩu hiện rất lớn, lên đến 1,7 triệu tấn. Điều gì sẽ xảy ra vào thời điểm thu hoạch rộ?
 
- Rất đáng lo ngại khi vào chính vụ thu hoạch rộ (tháng 7 và tháng 8), sản lượng lúa hè thu dự báo lên đến 2 triệu tấn gạo hàng hóa, tiếp đó vụ thu đông (tháng 11, tháng 12) có thêm 500.000 tấn gạo hàng hóa nữa, trong khi hệ thống kho chứa hiện nay chỉ mới đáp ứng được 4 triệu tấn. Nếu tình hình xuất khẩu gạo sắp tới không được cải thiện, đây là bài toán rất nan giải...

Nông dân bị đẩy vào thế kẹt

Trả lời phóng viên Báo NLĐ ngày 4-6, GS-TS Võ Tòng Xuân phân tích: “Các cơ quan chức năng vận động nông dân trồng lúa nhưng khi có lúa thì họ lại không mua.
 
Vậy có phải đẩy nông dân vào thế kẹt? Khổ nỗi, nông dân không trồng lúa thì chẳng biết trồng thứ gì? Vì sao nông dân cứ trồng lúa còn đơn vị hữu quan thích thì mua, không thích thì thôi? Đó là vì thực chất họ không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì với nông dân”.
 
Cũng theo GS-TS Võ Tòng Xuân, hiện châu Âu, châu Phi và Trung Đông đang thiếu lương thực. Gạo châu Á vẫn được họ chuộng nhất, trong khi hiện nay chỉ có VN và Thái Lan có đủ lượng gạo lớn, chất lượng tốt để bán.
 
Các nước xuất khẩu gạo khác đang mất mùa trầm trọng lắm nhưng họ cũng rất am hiểu thông tin về thị trường lúa gạo VN. Dù rất cần mua gạo của VN song vì biết các doanh nghiệp VN đang rất cần bán, tranh nhau bán... nên họ mặc cả, kỳ kèo để mua được giá rẻ nhất.
 
“Tiếc là chúng ta còn thiếu cơ chế thông tin minh bạch về thị trường lúa gạo, đặc biệt là sàn giao dịch xuất khẩu gạo. Nông dân rất yếu về tiếp cận thông tin. Họ bị kéo vào cuộc chơi hội nhập mà không được trang bị đầy đủ kiến thức để tự trụ vững. Nông dân sẽ vẫn tiếp tục gặp bất lợi cho đến khi Nhà nước thực hiện việc thu mua lúa cho họ và đấu thầu bán lại cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu” - ông Xuân nói.

Q.Dũng ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo