xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vi phạm bản quyền phần mềm: Không dễ xử phạt

Theo Huyền Anh (Báo Đầu tư)

Nhiều doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm không chấp nhận kết luận xử phạt của thanh tra với lý do “còn nhiều công ty khác cũng vi phạm”. Trong khi đó, việc phân định xử phạt hình sự, dân sự hay hành chính cũng chưa rõ ràng.

Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) vừa công bố Báo cáo Toàn cầu về vi phạm bản quyền phần mềm 2011. Theo bản báo cáo này, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam năm 2011 là 81%, giảm 2% so với năm 2010, giá trị thương mại của phần mềm bị vi phạm bản quyền cũng giảm 4% so với năm 2010, tương đương 395 triệu USD.

Bình luận về con số trên của Việt Nam, ông Tarun Sawney, Giám đốc cao cấp phụ trách Phòng chống Vi phạm bản quyền khu vực châu Á - Thái Bình Dương của BSA, cho rằng  đây là kết quả tích cực của việc giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Tarun Sawney, con số 81% vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam vẫn còn khá cao so với tỉ lệ trung bình chung của khu vực và thế giới (tương ứng 60% và 42%).
 
img
Lạc Việt là công ty có phần mềm bị “dùng chùa” nhiều nhất

“Việt Nam còn nhiều việc phải làm và vẫn phải đối mặt với những khó khăn lớn trong việc giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm xuống ngang bằng mức khu vực và thế giới”, ông Tarun Sawney nói.

Còn theo ông Hà Thân, Tổng giám đốc Công ty Máy tính Lạc Việt (đơn vị có phần mềm bị “dùng chùa” nhiều nhất qua các đợt thanh, kiểm tra), kiến nghị: “Chúng tôi cần sự hỗ trợ của Nhà nước để bảo đảm có được một tương lai xán lạn hơn cho chính chúng tôi, khi đã đầu tư hàng triệu USD vào việc phát triển các giải pháp phần mềm”.

Thời gian qua, Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng đã liên tục phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50 (Bộ Công an) kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp về việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bản quyền phần mềm máy tính. Gần đây nhất, đã có vụ kiện đầu tiên về vi phạm bản quyền phần mềm máy tính được TAND Tối cao TPHCM tiếp nhận. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của giới chuyên môn, việc xử lý các vi phạm liên quan đến vi phạm bản quyền trên thực tế không “thuận buồm xuôi gió”.

Theo ông Đào Anh Tuấn, đại diện BSA tại Việt Nam, trong quá trình thanh tra, nhiều doanh nghiệp khi bị lập biên bản vi phạm đã không chấp nhận kết luận của thanh tra với lý do “cũng có nhiều doanh nghiệp vi phạm”. Đó là cái khó trong quá trình thanh kiểm tra, còn theo ông Từ Văn Nhũ, Phó chánh án TAND Tối cao, việc xử lý vi phạm bản quyền phần mềm không đơn giản. “Ranh giới mức độ sai phạm như thế nào thì xử lý hình sự, dân sự, hành chính vẫn còn là một vấn đề chưa có những quy định cụ thể. Do đó, các cơ quan chuyên môn cần bàn thảo để thống nhất xây dựng một khung sai phạm quy định rõ sai phạm nào xử lý hình sự, sai phạm nào xử lý dân sự, sai phạm nào xử lý hành chính”, ông Nhũ cho biết thêm.



 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo