Các số liệu gần đây của Mỹ cho thấy tốc độ lạm phát đang chậm lại mặc dù người tiêu dùng vẫn phải chi trả chi phí cao đối với nhiều mặt hàng. Thông báo hôm 14-6 của FED cũng lưu ý rằng lạm phát vẫn đang ở mức cao.
FED được cho là có quyết định thận trọng hôm 14-6 sau khi nhiều nước tuyên bố suy thoái kỹ thuật gần đây. Nguyên nhân khiến nền kinh tế này suy thoái là lạm phát cao khiến người tiêu dùng và các chính phủ trong khối thắt chặt chi tiêu.
Theo nghiên cứu, diễn biến kinh tế ở châu Âu có thể tác động đến Mỹ thông qua một số kênh như các mối liên kết thương mại, vì Mỹ sử dụng hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ châu Âu, đồng thời sản xuất hàng hóa và dịch vụ để xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó có thị trường châu Âu. Tiếp đến là các dòng tiền xuyên biên giới khi các ngân hàng và doanh nghiệp Mỹ vay và cho vay đối với người tiêu dùng và các định chế tài chính ở châu Âu.
Việc điều hành lãi suất tại Việt Nam đang đi ngược với các thị trường khác. Ảnh: Tấn Thạnh
Thêm nữa là tỉ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến lạm phát ở Mỹ và các cú sốc niềm tin toàn cầu có thể dẫn tới ảnh hưởng lan rộng. Giám đốc điều hành Ngân hàng Goldman Sachs, ông David Solomon, nhận định kinh tế Mỹ sắp tới có thể rơi vào tình trạng không phải là suy thoái nhưng chắc chắn sẽ giống như suy thoái.
Nói về tác động của việc FED ngừng tăng lãi suất tới kinh tế và thị trường tài chính của Việt Nam, ông Võ Kim Phụng, Phó trưởng Phòng Phân tích Công ty Chứng khoán BETA, cho rằng Việt Nam là một trong số ít những nước đi ngược so với xu thế chung của thế giới khi Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần hạ lãi suất kể từ đầu năm.
Dù vậy, nhiều khả năng cơ quan điều hành vẫn đang theo dõi sát sao các động thái đến từ FED cũng như các yếu tố khác trong và ngoài nước nhằm đưa ra chính sách lãi suất phù hợp trong thời gian tới. Trong kịch bản thuận lợi, khả năng Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế hoàn toàn có thể xảy ra.
Các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Maybank nhận định động thái giữ nguyên lãi suất của FED sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước cân nhắc cẩn trọng, không giảm lãi suất nhanh quá và tiếp tục theo dõi diễn biến ở Mỹ cũng như áp lực tỉ giá USD/VNĐ để điều hành chính sách tiền tệ. Và đợt giảm lãi suất điều hành tiếp theo có thể phải lùi lại đến cuối quý III trong bối cảnh cần quan sát thêm sự biến động của tỉ giá.
Dù vậy, theo các chuyên gia, trong kịch bản hạ lãi suất, nền kinh tế vẫn cần có độ trễ về thời gian để lãi suất cho vay và lãi suất huy động trên thị trường thực sự giảm.
Bình luận (0)