xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam tiếp tục là điểm đến hàng đầu của dòng vốn FDI

Thái Phương. Ảnh: Bình An

(NLĐO) - Việt Nam vẫn hưởng lợi lớn và là điểm đến ưa thích của dòng vốn FDI từ các tập đoàn đa quốc gia trong thời gian tới.

Đây là ý kiến được ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Quỹ đầu tư VinaCapital, đưa ra trong báo cáo cập nhật mới nhất về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam.

Theo đó, vốn FDI là một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo chuyên gia của VinaCapital, Việt Nam đang được hưởng lợi từ hiện tượng "Friendshoring" - trong đó các công ty đa quốc gia có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào những quốc gia có ít có rủi ro trong việc chịu mức thuế cao đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ. Sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là một điểm đến đầu tư "Friendshoring" đã tăng đáng kể trong năm nay sau chuyến thăm Việt Nam của nhiều công ty hàng đầu từ Mỹ. 

Chiến lược tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ và các nước phát triển khác. Phần lớn công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam đều đang đóng góp vào nỗ lực này.

Việt Nam tiếp tục là điểm đến hàng đầu của dòng vốn FDI - Ảnh 2.

Samsung là một trong những tập đoàn đã đầu tư ở Việt Nam từ nhiều năm qua

"Gần như tất cả sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam đều nhằm mục đích xuất khẩu, đặc biệt là sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất chiếm hơn 1/4 kim ngạch xuất khẩu. Xếp hạng "mức độ thuận lợi kinh doanh" của Việt Nam so với các quốc gia khác trên thế giới của trang Economist Intelligence Unit (EIU) đã tăng 12 bậc trong năm ngoái và là mức cải thiện lớn nhất trong 82 quốc gia" - ông Michael Kokalari nói.

Số liệu của Tổng Cục thống kê trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,88 tỉ USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, Việt Nam đang chuẩn bị triển khai cơ chế thuế tối thiểu vào năm tới và khoảng 70 công ty ở Việt Nam có thể bị tăng thuế suất nếu cơ chế thuế mới được áp dụng.

Dù vậy, chuyên gia của VinaCapital cho rằng theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác, thuế suất thấp không phải là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định của công ty về địa điểm đầu tư cho nhà máy mới. Các yếu tố quan trọng hơn quyết định rót vốn đầu tư là sự ổn định chính trị, môi trường kinh doanh thuận lợi, lực lượng lao động (chất lượng và tiền lương) và cơ sở hạ tầng…


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo