xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vietjet Air với tham vọng toàn cầu

Tô Hà

Nếu Vietjet nhận máy bay theo đúng tiến độ hợp đồng và thực hiện tốt chiến lược kinh doanh đặt ra, vị thế của ngành hàng không Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể

Hợp đồng mua 100 máy bay Boeing 737Max 200 của Công ty CP Hàng không Vietjet (VJ) được tập đoàn sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) đánh giá là có tính chất lịch sử. Trước đó, cách đây 2 năm, VJ cũng đã ký hợp đồng thuê, mua máy bay trị giá 9 tỉ USD với tập đoàn chế tạo máy bay Airbus.

Luôn gây bất ngờ

Theo các hợp đồng đã ký với 2 tập đoàn chế tạo máy bay lớn nhất thế giới, đến năm 2023, VJ sẽ có hơn 200 máy bay thuê và sở hữu. Những chiếc máy bay đầu tiên trong đơn hàng ký với Airbus đã được bàn giao cho VJ từ cuối năm 2014.

Hợp đồng vừa ký với Boeing, đến năm 2019 mới bắt đầu giao - nhận và kết thúc vào năm 2023. Đáng lưu ý là những hợp đồng “khủng” mua máy bay được VJ ký kết chỉ sau hơn 2 năm cất cánh. Thông thường, ở giai đoạn ban đầu, các hãng hàng không chưa thể có lãi. Do đó, những hợp đồng mua máy bay của VJ đều gây bất ngờ.

Vietjet Air đang được nhiều khách hàng tin dùng Ảnh: TẤN THẠNH
Vietjet Air đang được nhiều khách hàng tin dùng Ảnh: TẤN THẠNH

Trước đó, VJ trở thành hiện tượng trên thị trường hàng không khi bất ngờ công bố đạt lợi nhuận 720 tỉ đồng trước thuế vào năm 2013. Ông Lưu Đức Khánh, Phó Giám đốc điều hành VJ, cho biết bắt đầu bay từ tháng 12-2011, dự kiến chỉ có lãi sau 3 năm hoạt động nhưng VJ có lãi ngay trong năm thứ hai.

Hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ nhưng VJ phá vỡ nguyên tắc chỉ khai thác một loại máy bay (để tiết kiệm chi phí đào tạo người lái và bảo dưỡng), cung ứng dịch vụ hạng sang cho khách hàng thân thiết. Năm 2014, nước Nga vào tầm bay của VJ khi hãng hàng không này công bố mở đường bay từ Việt Nam đến Vladivostok và kết nối đường bay này qua một điểm dừng tại nhiều nước Đông Nam Á.

Hiện tại, VJ có 35 máy bay, khai thác khoảng 250 chuyến mỗi ngày với gần 50 đường bay nội địa và đến Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar và Malaysia. Đến cuối năm nay, VJ sẽ nhận thêm 5 máy bay A320neo và mở thêm nhiều đường bay mới.

Hướng đến chuyển giao công nghệ ra nước ngoài

Ở hợp đồng lớn đầu tiên với Airbus, dư luận từng nghi ngờ “VJ lấy tiền ở đâu mua chừng ấy máy bay?”, song thắc mắc này đã sớm được giải thích khi cả VJ và Airbus đưa ra những thông tin cho thấy theo thông lệ quốc tế, nhà chế tạo luôn có nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng, từ việc thu xếp tài chính cho đến đào tạo nhân lực khai thác, bảo dưỡng kỹ thuật...

Còn ở hợp đồng với Boeing, mối quan tâm là với 200 máy bay, VJ sẽ bay ở đâu. Bình luận về việc VJ mua thêm máy bay, ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho rằng điều này khá bất ngờ. Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh riêng và yếu tố bất ngờ có thể là nhân tố giúp doanh nghiệp thành công. “Có thể VJ không đưa tất cả máy bay hoạt động ở Việt Nam mà cho thuê hay thành lập liên doanh ở những nước có cơ hội tốt” - ông Cường nhận định.

Nếu chỉ nhìn vào đội bay để phân tích chiến lược của một hãng hàng không là có thể sai. VJ chỉ sắm dòng máy bay thân hẹp một lối đi, tầm bay không quá 6.500 km nhưng không có nghĩa là hãng chỉ bay quẩn quanh trong khu vực. Năm 2013, VJ đã thành lập liên doanh với Kan Air - một hãng hàng không Thái Lan - để đẩy mạnh khai thác thị trường này.

VJ cho biết trong tương lai sẽ xem xét thành lập các liên doanh tương tự ở một số nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. “Trên thế giới còn rất nhiều khu vực tiềm năng nhưng các quốc gia đó chưa đủ nguồn lực khai thác. Có máy bay hiện đại cùng quy trình quản lý hiệu quả, tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao, Việt Nam hoàn toàn có khả năng chuyển giao công nghệ cho các nước” - đại diện VJ bày tỏ.

Để thực hiện tham vọng vươn ra toàn cầu, VJ đã có kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) ở nước ngoài vào năm 2017.

Với 2 hợp đồng của VJ, Việt Nam có tổng cộng gần 400 máy bay, tương đương với tầm vóc khu vực, như Singapore hiện có hơn 200 máy bay, Thái Lan 300-400 chiếc như Malaysia... Với số máy bay này, vị thế của Việt Nam sẽ cải thiện đáng kể trên bản đồ hàng không thế giới, có vai trò trong các hiệp hội, công ước, phân chia thị trường...

Có thể thấy những bước đi của VJ đang hiện thực hóa dần chiến lược trở thành Emirates của châu Á - hãng hàng không của một quốc gia nhỏ trở thành tập đoàn hàng không toàn cầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo