xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xe đạp điện giả mặc sức tung hoành

Theo Lao Động

Xe đạp điện nhập khẩu không rõ nguồn gốc bày bán tràn lan trên thị trường đang “tự do” vi phạm nhãn mác, thương hiệu của các hãng nổi tiếng, trong đó có các hãng sản xuất của Việt Nam. Sự bát nháo này ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, phá hoại sản xuất trong nước và gây thất thu ngân sách.

100% số đại lý bị kiểm tra đều vi phạm!

Ngày 3.5 vừa qua, Chi cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra 20 đại lý bán xe đạp điện trên địa bàn thành phố. Qua kiểm tra, phát hiện phần lớn các cửa hàng đều vi phạm về hóa đơn chứng từ, mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Quan sát tại Hải Phòng cho thấy, các cửa hàng bán xe đạp điện mọc lên như nấm và không ngừng mở rộng, nhất là khu phố Lê Lợi, quận Ngô Quyền từ lâu được gọi là “phố xe đạp điện”. Hiện khu phố này có tới hơn 50 cửa hàng kinh doanh xe đạp điện. Các loại xe đạp điện giá từ 7 triệu đến 11,7 triệu đồng.
 
img
Sự bát nháo của thị trường xe đạp điện khiến NTD rất khó phân biệt đâu là hàng thật - hàng nhái

Có nhiều hãng sản xuất loại xe này với giá cả và chất lượng khác nhau: Các loại xe đạp điện thuộc hàng “hợp tác xã” giá dao động khoảng 7-8 triệu, thời hạn bảo hành chỉ khoảng 3 tháng. Đối với những loại xe mang nhãn mác Giant, Brigestone... giá khoảng 11 đến 12 triệu đồng. Các chủ hàng đều khẳng định cửa hàng mình cung cấp sản phẩm chính hãng. Tuy vậy, khi được yêu cầu viết hóa đơn họ đều yêu cầu khách hàng nộp thêm 10% thuế. Họ lý giải đã đóng thuế theo tháng cho phường nên không có hóa đơn thuế GTGT.

Theo ông Đặng Văn Công – phụ trách siêu thị xe đạp Thống Nhất số 2 Thái Hà (Hà Nội) - người tiêu dùng không nên mua hàng trôi nổi để đảm bảo an toàn khi sử dụng và nên mua những sản phẩm rõ nguồn gốc sản xuất, có bảo hành. Hiện người tiêu dùng vẫn nghi ngờ về chất lượng của xe đạp điện sản xuất trong nước không đảm bảo và giá bán cao hơn giá xe nhập khẩu. Điều này hoàn toàn không đúng, vì hiện chất lượng xe đạp điện của Cty được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và bản quyền mẫu mã, thương hiệu và giá bán cao nhất là 9.500.000đ/chiếc với bảo hành một năm. Trong khi đó, xe ngoại được nhập từ rất nhiều nguồn như: Nhập khẩu, nhập lậu, đại lý chính hãng... nhất là các dòng xe nhập lậu với giá thành rất rẻ và giá nào họ cũng bán, nhưng chất lượng thì không thể kiểm soát và không có bảo hành.

Chất lượng: Ai kiểm soát?

các loại xe đạp điện tại các cửa hàng Đà Nẵng phần lớn đều là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc linh kiện của Trung Quốc, được lắp ráp tại Việt Nam, dù nhiều xe dán nhãn Honda, Yamaha, Giant...
Tại Đà Nẵng, hiện có hơn 20 cửa hàng kinh doanh xe gắn máy các loại kiêm cả bán các loại xe điện. Loại xe đạp điện phần lớn đều do học sinh cấp trung học phổ thông sử dụng. Theo chủ chuỗi cửa hàng T.Y cho biết, những năm gần đây loại xe đạp điện không còn được chuộng như trước, nên bán ra cũng khó khăn và không phải là nguồn thu chính của cửa hàng như trước đây. Khảo sát tại chỗ cho thấy, các loại xe đạp điện tại các cửa hàng Đà Nẵng phần lớn đều là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc linh kiện của Trung Quốc, được lắp ráp tại Việt Nam, dù nhiều xe dán nhãn Honda, Yamaha, Giant...

Dù rẻ hay đắt thì nhãn hiệu cũng hết sức mù mờ và hiếm qua khâu kiểm định tin cậy của các cơ quan chức năng. Hiện nay, xe đạp điện nhập khẩu đang được bán tràn lan trên thị trường với nhiều mẫu mã, hợp mốt và đang được giới trẻ ưa chuộng, nhưng chất lượng chưa được kiểm soát. Tuy chưa có thống kê chính xác về TNGT do xe đạp điện gây ra, nhưng với vận tốc chung bình từ 45-55km/h, nếu xảy ra TNGT thì rất nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.

Bùi Văn Đại - học sinh Trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng) - cho biết: “Em đi xe đạp từ khi học trung học cơ sở, đã qua 3 “đời” xe là xe liên doanh và xe Trung Quốc. Vừa qua, rộ lên mốt xe “bò điên” bố mẹ em đã mua cho em chiếc xe này”. Hình ảnh các cô cậu học trò hai người ngồi trên một chiếc xe “bò điên” đang trở thành nét đặc trưng của lớp trẻ Hải Phòng.

Chị Hoa - một phụ huynh tại Đà Nẵng - đang chọn mua xe điện cho con, trước câu hỏi của PV Báo Lao Động: Khi mua xe điện có quan tâm gì đến việc xe cần phải được kiểm định chất lượng hay không? Chị cho biết, cũng không quan tâm lắm vì dự kiến chỉ mua cho cháu đi học xong hết 3 lớp THPT thì bỏ cũng vừa. Vả lại xe không buộc phải đăng ký tại cơ quan chức năng, nên cũng không đòi giấy kiểm định chất lượng xe như đối với xe máy. Có lẽ chính sự dễ dãi của người mua, cộng thêm yếu tố không cần phải đăng ký sử dụng đối với cơ quan chức năng và giá thành khá mềm, nên hiện nay chất lượng xe đạp điện đang bán trên thị trường hầu như không mấy ai quan tâm và cũng chỉ có... trời mới biết tốt, xấu ra sao.

Theo Chi cục QLTT TPHCM thì đơn vị này chưa có đợt kiểm tra riêng về mặt hàng xe đạp điện trong thời gian qua và cũng chưa phát hiện vụ việc vi phạm nào ở mặt hàng này. Nhưng cơ quan Công an TPHCM đã kiểm tra một kho hàng tại quận 6, phát hiện có gần 70 chiếc xe đạp điện Trung Quốc sản xuất, giả mạo nhãn hiệu Honda, Yamaha và 230 tờ tem giả mạo in chữ Honda, Yamaha. Chủ lô hàng cho biết mua lại từ một công ty nhập khẩu, trị giá khoảng 4,5 - 5 triệu đồng/chiếc.

Xe đạp điện là một trong những mặt hàng thuộc diện quản lý, kinh doanh có điều kiện. Vậy mà chất lượng xe, giá cả, hóa đơn chứng từ và cả nhãn mác xe đạp điện của các nhà sản xuất có uy tín đều bị buông lỏng, đang trực tiếp ảnh hưởng đến người tiêu dùng, phá hoại nền sản xuất trong nước và thất thu ngân sách của Nhà nước là điều đang làm cho dư luận bức xúc!
 

* Chi Cục phó Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng Đào Văn Long: Thời gian gần đây, QLTT Hải Phòng đã tiến hành kiểm tra một số cửa hàng kinh doanh xe đạp điện trên địa bàn. Kết quả sơ bộ kiểm tra, đa số các cửa hàng vi phạm về quy định nhãn mác. Phần lớn là xe đạp liên doanh tại Việt Nam, QLTT có phát hiện xe đạp nhập lậu, nhưng không nhiều. Cơ quan chức năng đã lập biên bản, xử lý vi phạm đối với một số hộ kinh doanh xe đạp điện.

* Trưởng phòng Chống hàng giả (Cục QLTT-Bộ Công Thương) Trịnh Văn Ngọc: Việc xe đạp điện nhập khẩu bán tràn lan trên thị trường và đang vi phạm về nhãn mác, thương hiệu như: Honda, Yamaha và xe đạp của Trung Quốc nhập lậu vào VN giả các nhãn mác của các nhà sản xuất trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, phá hoại nền sản xuất trong nước và thất thu ngân sách của Nhà nước. Cục QLTT đã có văn bản chỉ đạo các địa phương là Hà Nội, TPHCM, Lạng Sơn, Quảng Ninh... tăng cường kiểm tra xe đạp điện nhập khẩu về nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ, hàng hóa nhập vào VN. Đơn cử như vừa qua QLTT Hà Nội đã kiểm tra 20 đại lý kinh doanh xe đạp điện, qua kiểm tra nhiều đại lý đã vi phạm về hoá đơn chứng từ, hoá đơn nhập khẩu và không thực hiện việc niêm yết giá theo quy định, nhiều sản phẩm không được dán tem nhãn mác theo quy định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo