xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xuất khẩu gặp khó

Thanh Nhân

Đơn hàng sụt giảm, chưa ký được thỏa thuận xuất khẩu cho năm 2012 khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, phải cắt giảm lao động

img
Các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu đang gặp khó vì đơn hàng không dồi dào như mọi năm. Ảnh: Hồng Thúy
Mọi năm, vào thời điểm này, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu đã phải tất bật sản xuất để đáp ứng đơn hàng mùa Noel, Tết Dương lịch. Tuy nhiên, năm nay lại khác, nhiều DN hiện chỉ sản xuất cầm chừng hoặc chuyển sang sản xuất hàng nội địa để “nuôi” lao động.

Doanh nghiệp thủy hải sản lo ngại

Ngoài những khó khăn chung của ngành thủy hải sản như thiếu nguyên liệu (do Trung Quốc tranh mua nguyên liệu trong suốt thời gian dài vừa qua), giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao trong khi khó thương lượng giá bán sản phẩm với đối tác…, một số DN thủy hải sản xuất khẩu còn đang đối mặt với tình trạng các thị trường tiêu thụ lớn giảm đặt hàng ngay trong mùa sản xuất lớn thứ 2 của năm.

 Ông Lê Việt Tiến, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức (TPHCM), cho biết hiện nhiều DN xuất khẩu thủy hải sản đang tồn kho khá nhiều hàng đông lạnh. Một số DN xuất khẩu sang thị trường chính là châu Âu phải tạm ngưng sản xuất vì đơn hàng quá èo uột. Gần đây, một số đối tác châu Âu có tăng đặt hàng trở lại nhưng giá cá tra nguyên liệu quá cao, các DN sản xuất không có lời nên cũng không mặn mà.

Giám đốc một công ty sản xuất các mặt hàng thủy hải sản chế biến có giá trị gia tăng cao tại KCN Vĩnh Lộc (TPHCM) cũng cho biết ông đang đau đầu vì gần cuối năm nhưng không có việc cho công nhân làm. Thời điểm này năm 2010, công ty phải tăng ca liên tục, có lúc phải bố trí làm ca 3 mới có hàng để xuất đúng kế hoạch nhưng năm nay, công nhân chỉ làm 7-8 giờ/ngày.

Vị giám đốc này cũng thông tin: Cuối năm 2010, đối tác hứa hẹn đơn hàng tăng 20% - 25% nên công ty đã đầu tư mở rộng nhà xưởng, lắp thêm máy móc thiết bị, tuyển công nhân… nhưng do kinh tế châu Âu suy thoái, tiêu dùng giảm nên đơn hàng chỉ tăng nhẹ. Đơn hàng cho năm 2012 chưa ký được, khách hàng còn thông báo sẽ giảm đặt hàng khiến ban giám đốc công ty đứng ngồi không yên. “Giờ máy móc hoạt động không hết công suất, công nhân không có việc làm buộc lòng chúng tôi phải tăng cường sản xuất hàng nội địa và “chạy” các chương trình khuyến mãi để bán hàng, chấp nhận không có lãi nhằm duy trì sản xuất và “nuôi” công nhân”- ông than.

Dệt may điêu đứng

Trái với diễn biến thị trường năm 2010, càng về cuối năm đơn hàng càng dồi dào, từ tháng 10 năm nay, nhiều DN dệt may (nhất là DN vừa và nhỏ) rơi vào tình trạng “đói” đơn hàng xuất khẩu.

Theo ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tình hình chung là hợp đồng xuất khẩu sang 3 thị trường chính là Mỹ, Nhật, châu Âu đang giảm 10% - 15% so với đầu năm. Dự báo, tình hình năm 2012 cũng không sáng sủa hơn do thị trường xuất khẩu dệt may bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ ở châu Âu, Mỹ và xu hướng người dân trên thế giới thắt chặt chi tiêu. Nhiều DN nỗ lực tìm kiếm khách mua hàng mới tại Nam Mỹ, châu Phi, Trung Đông nhưng sức mua của các thị trường này còn hạn chế. Thị trường Nga có tiềm năng hơn nhưng các DN Việt Nam chưa khai thác được. “Mọi năm, đầu tháng 11, các DN đã thỏa thuận xong đơn hàng cho năm 2012 nhưng năm nay, nhiều DN chưa gút được đơn hàng và giá cả. Ngay cả đơn hàng cho quý I, quý II/2012 cũng chưa nhiều. Một số DN cho hay: Theo thông tin từ các đối tác, lượng hàng thỏa thuận đặt sản xuất cho năm 2012 sẽ giảm 15% - 20%.

Theo ghi nhận của chúng tôi, do áp lực thiếu đơn hàng, hiện một số DN dệt may phải giảm giờ làm còn 5-6 giờ/ngày, cắt giảm công nhân hoặc cho công nhân luân phiên nghỉ không hưởng lương.

Ông Phùng Đình Ngọ, Giám đốc Công ty TNHH May xuất khẩu Bình Hòa (TPHCM), cho biết công ty ông đã chuyển sang gia công cho các DN lớn trong nước chứ không gia công trực tiếp cho các nhà nhập khẩu như trước đây. “Thị trường nội địa nhỏ hẹp, thị phần đã chia sẵn nên DN xuất khẩu cũng khó chen chân vào. Không còn cách nào khác, chúng tôi chấp nhận thắt lưng buộc bụng, chờ qua giai đoạn khó khăn chung. Hiện toàn công ty chỉ còn hơn 100 công nhân, bằng 1/4 so với cao điểm những năm trước”- ông Phùng Đình Ngọ lo ngại.

Nguy cơ bị chia khách

Theo thông tin từ Vitas, để thu hút đơn hàng xuất khẩu dệt may, một số nước như Ấn Độ, Indonesia đã chấp nhận giảm giá, đồng nghĩa với việc các DN xuất khẩu Việt Nam sẽ bị chia khách. Tuy nhiên, hiệp hội kêu gọi hội viên bình tĩnh, đừng vì quá áp lực đơn hàng mà chấp nhận ký hợp đồng giá thấp làm ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung, DN không có lãi…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo