xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xuất siêu: Vui một nửa!

THÁI PHƯƠNG

Kinh tế thế giới suy thoái, các thị trường sụt giảm nhu cầu nhưng khối FDI vẫn xuất khẩu tăng mạnh, chỉ doanh nghiệp trong nước “thụt lùi” là điều cần chú ý

Lần đầu tiên sau 20 năm, Việt Nam xuất siêu trở lại với 284 triệu USD trong năm 2012 nhưng “công đầu” lại thuộc về khối doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) . Ngược lại, khối DN trong nước vẫn nhập siêu rất lớn và nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực chưa bền vững.

Do giảm nhập

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay ước đạt 114,6 tỉ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Tuy nhiên, nếu phân chia theo từng khu vực sẽ thấy bức tranh chưa trọn vẹn của xuất khẩu, khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu chỉ tăng 1,3% so với năm trước, đạt 42,3 tỉ USD trong khi khu vực  FDI (gồm cả dầu thô) đạt 63,9 tỉ USD, tăng 31,2% so với năm trước.
 
img
Doanh nghiệp FDI đầu tư vào Khu Công nghệ cao TPHCM, cũng đóng góp nhiều vào kim ngạch xuất khẩu của thành phố
Ảnh: HỒNG THÚY
 
Mức tăng của khu vực FDI đóng góp đến 17,7% vào sự tăng trưởng xuất khẩu cả nước, khu vực kinh tế trong nước chỉ góp phần nhỏ. Trong đó, các mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng cao như máy tính, điện thoại và linh kiện, điện tử, dệt may, da giày… chủ yếu nhờ công của khối FDI. Trong khi đó, các nhóm hàng nông -lâm -thủy sản chủ lực của Việt Nam như sắn và sản phẩm sắn, cao su, điều, gạo, chè… có mức tăng khá nhưng chủ yếu tăng về lượng còn giá xuất khẩu lại giảm, khiến kim ngạch đạt không cao.
 
Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay ước đạt 114,3 tỉ USD, tăng 7,1% so với năm trước. Với kết quả này, lần đầu tiên kể từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã xuất siêu trở lại với 284 triệu USD.
 
img
Samsung Vina, một trong những doanh nghiệp FDI, xuất khẩu mỗi tháng gần cả tỉ USD.
Trong ảnh: Khách hàng mua điện thoại di động Samsung Ảnh: HỒNG THÚY

Tổng cục Thống kê cho rằng nguyên nhân giúp nước ta xuất siêu chủ yếu do suy giảm của sản xuất tiêu dùng trong nước làm nhập khẩu tăng trưởng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Và điều này hoàn toàn không tốt với một nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào nhập khẩu từ nhiều năm qua như Việt Nam, nhất là khi nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh sụt giảm mạnh. Đáng nói, xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu vực FDI với gần 12 tỉ USD, nhất là nhóm hàng gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu đến 11,7 tỉ USD.

Giá trị gia tăng ít

Các chuyên gia kinh tế cho rằng niềm vui xuất siêu chỉ mới một nửa, chưa trọn vẹn. Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh nhận xét xuất siêu năm nay chủ yếu đến từ khu vực FDI với các ngành công nghiệp công nghệ cao như điện tử, máy tính, điện thoại… Nhìn kỹ sẽ thấy các DN này chủ yếu làm gia công cho tập đoàn mẹ ở nước ngoài, nguồn nguyên liệu đa phần nhập khẩu nên giá trị gia tăng thấp, nguồn ngoại tệ thu về thực tế không cao. “Con số xuất khẩu lớn nhưng lợi ích mà Việt Nam có được lại thấp. Chưa kể nhập siêu với Trung Quốc vẫn rất lớn” - TS Lê Đăng Doanh nhận xét.

Lý giải sự “lấn lướt” của khối FDI trong xuất khẩu, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng do DN trong nước không gắn kết trong chuỗi giá trị với thế giới. Do đó, xuất khẩu của nước ta chưa thật sự bền vững mà có thể gặp khó khăn trong năm tới khi thị trường toàn cầu còn giảm sút. Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu nhưng năm nay gặp nhiều khó khăn về đơn hàng; xuất khẩu thủy sản: tôm, cá basa, cá tra… vẫn còn khó.

 Chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển cho rằng: Kinh tế thế giới suy thoái, các thị trường sụt giảm nhu cầu nhưng khối FDI vẫn xuất khẩu tăng mạnh, chỉ DN trong nước tụt lùi là điều cần chú ý. Như ngành xuất khẩu cá basa, DN Việt Nam chiếm đến 90% thị phần nhưng lại bị ép giá, thua lỗ phải đóng cửa; gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng chủ yếu nhờ sản lượng, còn giá trị gia tăng thì thấp…
 

Nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc

Năm 2012, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 28,9 tỉ USD, tăng 17,6% so với năm trước và chiếm đến 25,3% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu. Ở chiều xuất khẩu, dù nước ta tăng cường hàng hóa vào thị trường Trung Quốc với kim ngạch đạt 12,2 tỉ USD, tăng hơn 10% so với năm trước nhưng cũng không giúp cân bằng cán cân thương mại hai nước. Kết quả, năm nay Việt Nam vẫn nhập siêu từ Trung Quốc đến 16,7 tỉ USD.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo