icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xung lực kiều hối

Hồng Lê Thọ

Lượng kiều hối năm 2006 là hơn 5 tỉ USD, vượt xa năm 2005 (4,29 tỉ USD). Nếu tính cả số tiền mặt bà con về thăm quê qua các cửa khẩu 1,5 - 2 tỉ USD/năm thì tổng kim ngạch kiều bào “chuyển và mang” về lên đến 5,5 - 6,5 tỉ USD.

Đây là một con số kỷ lục vượt cả 4,45 tỉ USD ODA của cộng đồng quốc tế cam kết cho Việt Nam vay năm 2007 mà không kèm theo một điều kiện nào. Hơn thế nữa, con số 5,5 - 6,5 tỉ USD (tương đương với 10% - 12% GNP) kiều hối này còn có thể tăng mạnh trong những năm tới khi lượng người tham gia xuất khẩu lao động lên cao theo chính sách khuyến khích của Nhà nước và quy chế cho Việt kiều mua nhà, đầu tư, đi lại và cư trú trong nước được thông thoáng, cởi mở hơn so với hiện nay.

Đây là một nguồn nội lực quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế ngang tầm với FDI (đầu tư trực tiếp của nước ngoài). Theo ông Tạ Quang Ngọc, Vụ trưởng Vụ Quan hệ kinh tế khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài, trong 16 năm tính từ năm 1991 đến 2006 đã có hơn 23 tỉ USD kiều hối chuyển về Việt Nam (không kể lượng tiền mặt xách tay), bằng 60% tổng vốn FDI thu hút từ năm 1988.

Trong tương lai, con số này có thể đạt mức 10 tỉ USD/năm khi Nhà nước có quy chế rõ ràng và thông thoáng hơn về việc đi lại, lưu trú và sở hữu nhà đất của người Việt Nam ở nước ngoài theo tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị (tháng 3-2004). Không những thế, làn sóng đầu tư nước ngoài đợt hai kể từ khi đổi mới năm 1986 đã nở rộ từ đầu năm nay, ngày càng tăng tốc như đã thấy trong 3 tháng cuối năm 2006, từ 5,15 tỉ USD trong 9 tháng đầu năm lên mức 9,5 - 10,2 tỉ USD vào cuối năm khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), quan hệ Mỹ - Việt được khai thông toàn diện, và quan hệ song phương với các nước Nhật Bản, Trung Quốc... được nâng lên tầm chiến lược.

Từ một nước “xin-cho” (viện trợ) nay Việt Nam đã trở thành đối tác bình đẳng về kinh tế và chính trị với các nước, càng thúc đẩy Việt Nam phải tích cực ứng phó một cách nhanh nhạy với thời cơ phát triển đang mở ra, vì đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để nước ta đẩy mạnh sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thoát khỏi nạn đói nghèo còn đeo bám dai dẳng sau hơn 30 năm kết thúc chiến tranh. Con số trên 10 tỉ USD FDI trong năm 2006 đã cho thấy triển vọng đó, vừa là thách thức vừa là thời cơ đối với Việt Nam. Không thể để “vuột” khi “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đang đứng trước ngưỡng cửa của chúng ta.

Trong khí thế đi lên đó của cả dân tộc, 3 triệu đồng bào ta ở nước ngoài càng bị thôi thúc hơn bao giờ hết: góp phần xây dựng quê nhà, trong đó nhiều người nóng lòng muốn tham gia đầu tư trực tiếp, chất xám cũng như kiều hối... để phát huy sức mạnh của mình trong sự nghiệp chung.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo