xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kính viễn vọng chụp ảnh cực hiếm về hành tinh ra đời dở dang

Anh Thư

(NLĐO) - Dữ liệu rõ ràng chưa từng có từ kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện sự tồn tại của đĩa vật chất ấm quanh 2 hành tinh xa xôi.

PDS 70 b và PDS 70 c là 2 ngoại hành tinh hiếm hoi được chụp ảnh trực tiếp nhờ vào kính viễn vọng Very Large (VLT) của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) vài năm trước. Tuy nhiên giờ đây, kính viễn vọng không gian James Webb đã tiết lộ thêm những điều thú vị.

Kính viễn vọng chụp ảnh cực hiếm về hành tinh ra đời dở dang- Ảnh 1.

Hai hành tinh xa xôi hiện ra với dấu hiệu về vành đai vật chất ấm xung quanh - Ảnh:

Trước đây, các nhà khoa học đã tin rằng PDS 70 b và PDS 70 c là hai hành tinh rất trẻ, quay quanh một ngôi sao lùn cam cách Trái Đất 370 năm ánh sáng.

Các quan sát mới từ kính viễn vọng James Webb, do NASA phát triển và điều hành chính bên cạnh các đối tác ESA và CSA (cơ quan vũ trụ của châu Âu và Canada) đã làm rõ điều này bằng các chi tiết gây kinh ngạc.

Các quan sát trước đây về các hành tinh của hệ sao PDS 70 được thực hiện ở bước sóng ngắn hơn, trong khi James Webb quan sát chúng ở bước sóng dài.

Nhờ đó, dữ liệu mới gợi ý về sự hiện diện của vật chất ấm xung quanh cả hai hành tinh, được giải thích là vật chất tích tụ từ đĩa quanh hành tinh.

Điều đó cho thấy đó là các hành tinh còn rất trẻ, vẫn đang trong giai đoạn hình thành dở dang, và cả ngôi sao mẹ của chúng cũng vậy.

Ngôi sao PDS 70 và các hành tinh PDS 70 b và PDS 70 c của nó đang cạnh tranh để có cùng vật liệu cần thiết để phát triển lớn hơn. Ước tính ngôi sao mẹ khoảng 5,4 triệu tuổi, chỉ là một đứa trẻ sơ sinh nếu so sánh với địa cầu hơn 4,5 tỉ tuổi của chúng ta.

Theo các tác giả, việc quan sát các hành tinh đang trong quá trình tích tụ vật chất giúp làm sáng tỏ những câu hỏi lâu nay về cách các hệ hành tinh hình thành và phát triển.

Điều này cũng như nhìn thoáng qua quá khứ của chính hệ Mặt Trời, nhìn vào khoảnh khắc hành tinh chúng ta đang sống đang chập chững thành hình.

Ngoài ra, các dữ liệu mới cũng đem về các dấu hiệu mà các nhà khoa học nghi ngờ là một hành tinh thứ 3 trong hệ sao lùn cam này, theo Universe Today.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo