Gân gót là gân lớn nhất và mạnh nhất trong cơ thể con người, kết nối cơ bắp chân với xương gót, chịu trách nhiệm cho việc duỗi bàn chân, hoạt động di chuyển. Chấn thương đứt gân gót xảy ra phổ biến nhất ở người lớn khoảng tuổi từ 30-50 tuổi.
Trong kỹ thuật mới này, các phẫu thuật viên sẽ rạch lỗ nhỏ ở da với sự hỗ trợ của máy siêu âm để khâu nối gân đứt, ít tàn phá mô mềm, vết mổ rất nhỏ, giúp người bệnh đỡ đau, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và phục hồi nhanh. Sau mổ, bệnh nhân sẽ được nẹp bột hoặc nẹp vải bất động chi tổn thương từ 2 - 4 tuần và sẽ được tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn.
Theo BSCK2 Trần Văn Dương, Trưởng Khoa Điều trị theo yêu cầu - Y học thể thao, Bệnh viện Nhân dân 115, so với mổ mở truyền thống điều trị đứt gân gót (còn hạn chế như sẹo mổ lớn, kém thẩm mỹ, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, thời gian nằm viện lâu…) thì kỹ thuật mới này có nhiều ưu điểm hơn như: Giảm thiểu biến chứng, giúp người bệnh phục hồi nhanh, trở lại cuộc sống lao động bình thường, đặc biệt rất phù hợp trong các trường hợp đứt gân gót cấp tính.
Bình luận (0)