xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm đẹp móng tay, không nên lạm dụng

Tịnh Minh

Nhiều người vẫn nghĩ móng hiện diện chỉ để... cho vui. Thật ra ngoài việc che đỡ va đập, móng còn giúp các đầu dây thần kinh bớt “kiêm nhiệm” ở mặt lưng để tập trung sự tinh nhạy ở mặt lòng đầu ngón tay, chân.

Các vấn đề thường gặp ở móng có nguyên nhân chủ yếu do thiếu hụt dinh dưỡng, ngâm nước kéo dài, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc móng không đúng.

Hóa chất làm mất lớp bảo vệ móng.- Theo các chuyên gia da liễu, phần lớn các ca tổn thương móng đều xuất phát từ việc làm đẹp. Việc giũa móng không đúng cách làm đầu móng tủa ra. Trong tình trạng này vi khuẩn, vi nấm xâm nhập gây nấm móng, hư móng.

Thường các bạn gái dùng móng giả nhằm khỏa lấp khiếm khuyết của móng thật (tiện thể làm điệu luôn như tô vẽ, gắn “phù điêu”). Móng giả được gắn lên móng thật bằng keo hoặc “xi măng” đặc biệt, khi cần bóc ra phải dùng dung dịch trung hòa chất kết dính. Dùng chất tẩy rửa móng thường xuyên gây khô móng. Khi sơn móng, đắp móng giả, cần phải để móng có thời gian nghỉ vì nếu làm liên tục lâu ngày sẽ gây thoái hóa móng.

Bác sĩ Trần Ngọc Ánh, Bệnh viện Da liễu TPHCM, cho biết thói quen dùng chất tẩy rửa móng thường xuyên sẽ gây khô và teo móng. Các loại hóa chất này kích ứng những phần da quanh móng, gây viêm ngứa, dị ứng và làm móng ngày càng vàng, mỏng dần và mất đi độ bóng, làm mất đi lớp bảo vệ móng và rối loạn dinh dưỡng. Đối với người có làn da nhạy cảm, việc dùng một số loại hóa chất để lót móng, sơn móng còn gây kích ứng da xung quanh (ngứa ngáy, khó chịu). Nhiều người còn có thói quen dùng một số loại hóa chất để tẩy rửa da thừa xung quanh móng. Chất kiềm này rất dễ gây ngứa, vì vậy không nên dùng chất tẩy để rửa da. Khi làm móng, việc ngâm tay trong nước lâu để làm mềm móng cũng dễ gây bệnh nấm móng hoặc bị lây lan bệnh do dụng cụ không sạch. Với những người có thói quen đi sơn móng, làm móng, tốt nhất là nên trang bị một bộ dụng cụ làm móng riêng để tránh lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng.

Đề phòng những bệnh viêm da dị ứng.- Theo bác sĩ Trần Ngọc Ánh, móng tay, móng chân bình thường nhìn bóng, phía góc dưới hơi đục và càng ra phía ngoài càng trong. Trên móng, có thể có những rãnh dọc rất mịn, nhìn xuyên qua móng thấy có màu đỏ hồng (do những mạch máu phía dưới nuôi dưỡng). Còn khi móng bất thường, trên móng sẽ có biểu hiện như ở phiến móng có những mảng trắng, điểm trắng hoặc một đường ngang trắng, móng biến đổi màu sắc (đục), tăng sừng (có những vẩy ở vùng móng). Nếu lớp sừng bị tổn thương thì hóa chất sẽ dễ dàng thấm qua da, chức năng bảo vệ và phục hồi của da sẽ dần bị cạn kiệt. Kết quả không tránh khỏi là da bị viêm. Những người đã có sẵn những tổn thương ở móng như nấm móng, loạn dưỡng móng, vảy nến móng, licken móng... sẽ càng dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với mỹ phẩm. Khi đó, móng có thể bị viêm loét, thậm chí gây nhiều biến chứng phiền toái nếu không được phát hiện và điều trị đúng, kịp thời.

Bác sĩ Ánh cho biết khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh nấm móng, rối loạn dưỡng móng, viêm da dị ứng do tiếp xúc với hóa chất, đa số bệnh nhân tự điều trị bằng cách bôi thuốc có chất corticoid, chà chanh, ngâm rửa móng lâu trong nước... Việc điều trị không đúng làm móng bị viêm ngày càng nặng và lan sang các móng khác. Dù do nguyên nhân gì thì việc điều trị cũng rất lâu, kéo dài từ 3-6 tháng. Bên cạnh đó, bạn cần phải giữ tay khô, không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng và phải kiên nhẫn tuân thủ các biện pháp điều trị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo